Rót vốn hỗ trợ gần 24.000 lượt hộ nghèo
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ở Trần Đề có những chuyển biến khá rõ nét, đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ từ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH).
Ông Đặng Thanh Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết, những năm qua, lãnh đạo huyện luôn quan tâm chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tập trung, tranh thủ nguồn vốn từ T.Ư, đồng thời, bố trí vốn ngân sách địa phương từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để chuyển cho Ngân hàng CSXH cho vay theo tinh thần Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư.
Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH (thứ 2 từ trái) cùng đoàn công tác thăm hỏi gia đình ông Danh Kim Hải ở ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn (Trần Đề). ảnh: Kim Thoa
“Vốn chính sách ưu tiên cho các xã nghèo, tập trung nhiều đồng bào DTTS. Nhờ đó mà tất cả các chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai đến hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Ngoài việc thụ hưởng các chính sách chung như các đối tượng khác, đồng bào DTTS còn được thụ hưởng nhiều chương trình đặc thù riêng, nên khi vay vốn bà con được hưởng mức lãi suất và thời hạn ưu đãi đặc biệt”- ông Quang nói.
Trong tổng số 13 chương trình tín dụng đang triển khai trên địa bàn huyện Trần Đề có đến 4 chương trình tín dụng dành riêng cho vay đồng bào DTTS. Với mức vay nhỏ, lãi suất, thời hạn và cơ chế giải ngân có nhiều ưu đãi, nguồn vốn này đã thực sự đóng vai trò quan trọng đối với đồng bào DTTS để phát triển kinh tế gia đình. Trong hơn 15 năm qua, các chương trình tín dụng do Ngân hàng CSXH huyện Trần Đề thực hiện đã giải ngân trên 440 tỷ đồng, với hơn 23.838 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Không còn trông chờ, ỷ lại
Đa số bà con đồng bào Khmer huyện Trần Đề vay vốn đã biết sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy hiệu quả,
Kể từ năm 2007 đến nay, tín dụng chính sách đã đóng góp to lớn đối với kết quả giảm nghèo toàn huyện Trần Đề nói chung và cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS nói riêng…”. Ông Đặng Thanh Quang |
nâng cao ý thức trong việc tổ chức sản xuất, ý thức có vay, có trả; xóa bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Qua đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, mô hình làm ăn hiệu quả thế mạnh của địa phương.
Ông Danh Kim Hải (ở ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn) là một trong số rất nhiều hộ đồng bào Khmer trên địa bàn huyện được thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi nay đã có cuộc sống ổn định. Ông Hải khoe: “Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi 20 triệu đồng từ chương trình học sinh, sinh viên của Ngân hàng CSXH nên gia đình tôi có điều kiện nuôi con ăn học. Bây giờ, các con đã ra trường, có công việc ổn định, dành dụm cùng gia đình. Mỗi tháng tôi tham gia gửi tiết kiệm 1 triệu đồng”.
Ông Quang cho biết thêm, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu.
“Huyện chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện, nhất là 4 tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, trong đó có Hội ND, tổ chức rà soát nhu cầu vốn vay hàng năm; làm tốt việc bình xét đối tượng cho vay, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay; đôn đốc thu hồi tốt các khoản nợ đến hạn, tăng cường gắn kết các chương trình và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất…”-ông Quang nói.