Video trên tay MacBook Air 2018.
Mở hộp
Hộp đựng MacBook Air 2018.
Đầu tiên trong hộp đựng là cáp USB C, cho phép người dùng sạc pin MacBook Air với công suất 30W, nâng cấp từ công suất 29W trước đây. Ngoài ra, bên trong hộp còn là hướng dẫn sử dụng và sticker logo “Quả táo cắn dở”.
Cấu hình
MacBook Air 2018 sở hữu màn hình cỡ 13,3 inch, độ phân giải 1600 x 2560 pixel, chạy chip xử lý đồ họa Intel UHD Graphic 617, có thể mở rộng ra màn hình độ phân giải 2880 x 5120 pixel ở tốc độ làm tươi 60Hz hoặc hai màn hình ngoài với độ phân giải 2304 x 4096 pixel với tần số làm tươi 60Hz thông qua cổng Thunderbolt 3.
Các phụ kiện đi kèm máy.
Ở phía dưới màn hình là bàn phím kiểu bướm Butterfly thế hệ thứ ba và trackpad lớn hơn 20%. MacBook Air năm nay không được tích hợp thanh cảm ứng Touch Bar nhưng lại có cảm biến Touch ID ở bên phải bàn phím.
Thiết kế của máy không khác nhiều so với các phiên bản "tiền nhiệm".
Đáng tiếc, thay vì nâng cấp, MacBook Air năm nay có âm lượng nhỏ hơn 17% so với phiên bản cũ, trọng lượng khá nhẹ, chỉ 2,75 pound (khoảng 1,24kg). Phiên bản được đánh giá trong bài dùng chip xử lý Core i5 – 8210Y thế hệ thứ 8, tốc độ 1,6GHz; RAM 8GB; bộ nhớ trong 128GB.
Phần cứng
MacBook Air vẫn giữ lại giắc cắm tai nghe 3,5mm.
Chiếc MacBook Air được xem là bản nâng cấp lớn về phần cứng nhưng lại có ngoại hình không thay đổi nhiều, khá giống với MacBook Retina 12 inch hay MacBook Pro. Máy vẫn còn giắc cắm tai nghe nhưng thay vì chỉ có duy nhất cổng USB C giống như MacBook, người dùng có thể dễ dàng kết nối với nhiều phụ kiện như bộ xử lý đồ họa GPU nhờ 2 cổng Thunderbolt 3 tốc độ cao.
Máy không có thanh Touch Bar.
Khi so sánh chất lượng màn hình giữa MacBook Air 2018 với MacBook Pro 15 inch 2017, cả hai đều cho khả năng hiển thị rất bắt mắt. Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ ở đây là mẫu MacBook Air mới có độ sáng thấp hơn một chút. Khi tiến hành kiểm tra thực tế, trong khi chiếc MacBook Pro đạt tới 500 nit độ sáng thì MacBook Air chỉ đạt tối đa độ sáng 300 nit. Độ sáng này vẫn có thể phục vụ thực hiện công việc bình thường nhưng sẽ gặp một số bất lợi khi sử dụng ở ngoài môi trường hoặc căn phòng quá sáng.
Độ sáng màn hình chỉ đạt tối đa 300 nit.
Thêm nữa, mẫu MacBook Air năm nay dù có độ phân giải ngang MacBook Pro nhưng lại không có tính năng True Tone. Chưa hết, bàn phím kiểu bướm thế hệ thứ ba cũng không khác nhiều so với chiếc MacBook Pro. Tất nhiên, các vấn đề về lỗi đã được khắc phục triệt để, bàn phím cung cấp tốc độ gõ nhanh, ít phát tra tiếng động.
Hiệu năng
Hai cổng Thunderbolt 3 tiện dụng.
Sở hữu con chip xử lý tốc độ 1,6GHz, MacBook Air mới ghi được số điểm lõi đơn và đa lõi lần lượt là 4362 và 7858 điểm. Số điểm này không cao hơn nhiều so với con chip Broadwell Intel 1,8GHz trên MacBook Air 2017 với điểm số lần lượt là 3335 và 6119 điểm.
Hiệu suất thực tế
Cảm biến Touch ID ở cạnh trên, bên phải bàn phím.
MacBook Air chưa bao giờ có hiệu năng đạt “đỉnh”, chỉ được tích hợp phần cứng vừa đủ cho những công việc cơ bản. Ngoại trừ việc xử lý đồ họa nặng, thiết bị đều làm việc “ngon”, ví dụ như chỉnh sửa hình ảnh trên Affinity Photo, ghi chú trên Bear hay chỉnh sửa video trên Final Cut Pro.
Kết luận
TrackPad có diện tích lớn, cho diện tích tương tác rộng.
Chiếc MacBook Air năm nay thực sự khá thú vị, nó nằm giữa MacBook và MacBook Pro, có giá bán phải chăng hơn, cung cấp tiện ích vừa đủ. Nếu chọn MacBook, bạn sẽ không được trải nghiệm Touch ID, hiệu năng yếu hơn, chỉ có 1 cổng USB C nhưng lại rẻ và nhẹ hơn. Mặt khác, nếu chọn MacBook Pro đắt đỏ, bạn sẽ sở hữu trong tay chiếc máy tính xách tay mạnh hơn, có 2 cổng Thundebolt 3.
Sau thời gian dài chờ đợi, Apple cuối cùng đã tung ra bản cập nhật cho MacBook Air trong năm nay.