Ông nói: “Theo tôi, nút thắt của câu chuyện nằm ở việc chuyển giao bản quyền từ VFF sang VPF. Cần nhớ VFF là cơ quan nhà nước, còn VPF chỉ là doanh nghiệp. Vậy có khúc mắc nào khi chuyển giao những quyền từ VFF sang VPF không?
Trước đây, VFF là chủ sở hữu bản quyền các giải bóng đá QG. VFF cũng đã yêu cầu VPF sau khi ra đời phải có tính kế thừa. Cách VPF ra công văn đồng ý cho VTV được tuyên truyền, truyền hình trực tiếp và phát lại Super League, Giải hạng Nhất QG, Cúp QG, Siêu Cúp QG từ năm 2012 là việc làm quá nóng vội, đặc biệt khi lãnh đạo VFF khẳng định chưa hề có sự chuyển giao bằng hợp đồng.
Khi AVG ký hợp đồng với VFF hay những động thái mới đây của VPF chắc chắn đều có sự tham khảo kỹ lưỡng từ phía các luật sư. Có thể pháp luật Việt Nam vẫn còn khe hở về chuyện chuyển giao bản quyền, và đó là lý do cả VPF lẫn AVG đều khẳng định mình đúng, làm theo luật.
Theo tôi, VTV với tư cách là đài truyền hình quốc gia cũng phải quan tâm tới việc làm sáng rõ quyền sở hữu bản quyền truyền hình, xem bên nào có đủ cơ sở pháp lý rồi mới ký kết hợp tác”.
Lê Đức (ghi)