Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.
Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Theo bà Tiến, hiện việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ở mức cao và xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.
Cụ thể, năm 2017, người dân tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu, tương đương 72 triệu lít cồn và gần 4,1 tỷ lít bia, tương đương với 161 triệu lít cồn. Bình quân mỗi người dân tiêu thụ khoảng 42 lít bia. Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng.
Năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới uống rượu, đến năm 2015 đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.
Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%).
Ngoài ra, một người Việt Nam trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất ở vị trí 64/194 nước (2016), trong khi mức tiêu thụ toàn cầu tăng không đáng kể.
Một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất/năm, xếp thứ 2 Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới (2010).
Tại Hội thảo Cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8/11, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin, Dự thảo Luật đang chịu rất nhiều tác động từ các nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn về tên Luật, nhiều DN sản xuất rượu bia đề nghị thêm hai từ “lạm dụng” vào Luật, điều này dẫn đến việc nhiều người hiểu lầm rằng chỉ khi lạm dụng mới gây hại.
“Nhưng thực tế, bia rượu không có ngưỡng gọi là an toàn. Chỉ cần sử dụng rượu bia đã có thể gây ra các vấn đề nhức nhối như tử vong khi tham gia giao thông, đánh chửi nhau, gây mất trật tự xã hội, chưa kể đến các hệ luỵ trực tiếp cho sức khoẻ người dùng”, ông Quang nói.
Bên cạnh đó, theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các doanh nghiệp sản xuất rượu bia nhiều lần bày tỏ mong muốn không ban hành Luật do lo sợ ảnh hưởng đến sức mua, thị trường, doanh thu và sản xuất.
“Doanh nghoepej sản xuất rượu bia muốn không cần Luật chỉ cần truyền thông mạnh mẽ để thay đổi hành vi, thói quen sử dụng của người dân. Tuy nhiên, để thực hiện truyền thông, cần phải có kinh phí chứ không phải mỗi năm chúng tôi chỉ được cấp khoảng 200-300 triệu đồng cho tuyên truyền tác hại của rượu bia”, ông Quang thẳng thắn.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại đồ uống có cồn nào, từ bia, rượu vang đến rượu mạnh, miễn là chỉ với 2 đơn...