Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ xây dựng tháng 10.2012. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cầu Mường Thanh bắc qua sông Nậm Rốm, được quân Pháp gọi là cầu Prenley, là cầu dã chiến được làm sẵn và vận chuyển từ nước Pháp sang lắp ghép tại Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Toàn cảnh khu di tích Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Trận tiến công cứ điểm Đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Đồi A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong dãy đồi phía Đông, bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là tấm là chắn cuối cùng, chiếc chìa khóa mở cánh cửa vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là nơi Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng chân trong vòng 105 ngày (từ ngày 31.1.1954 đến 15.5.1954). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Đồi D, nằm trong cụm Đôminích, gồm 3 ngọn đồi D1, D2, D3, thực dân Pháp lợi dụng địa thế của 3 mỏm đồi này để xây dựng thành vị trí phòng thủ vững chắc, được ví như một lưới lửa tự động để sẵn sàng thiêu cháy đối phương ngay từ ngoài tiền duyên. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Dẫn lên Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là Trục hành lễ gồm 320 bậc, được chia làm 3 chiếu nghỉ lớn, tương đương với 3 đợt tấn công của Quân đội ta vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Di tích Cụm tượng đài kéo pháo bằng tay bằng chất liệu đá xanh, đặt theo thế tựa sơn, hướng thuỷ, dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12, 5 mét, nặng 1.200 tấn trên triền đồi Bó Hôm (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Điểm cao đồi D1 được chọn làm vị trí đặt Tượng đài Chiến thắng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)