Bộ mặt thật của một anh chàng yêu bóng đá
Một anh chàng nọ làm ở Hoàng Cầu, Hà Nội nhân dịp AFF Cup 2018 thấy các bạn gái tỏ ra rất hâm mộ các soái ca của bóng đá VN bèn vội vàng bắt “trend” cũng mua sắm nào áo đỏ sao vàng, băng rôn “VN chiến thắng”, thay ảnh đại diện bằng ảnh thủ môn Văn Lâm…v.v… làm các cô gái trẻ càng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên theo lời tố giác của một gã bạn thân: Úi giời, bóng bánh gì nó, vòng ngoài nó kêu, ở vòng bảng này còn nhiều đội lìu tìu lắm, không cần xem, để vào nốc ao xem cho kịch tính, đến vòng nốc ao thật gọi nó xem, nó kêu bận, để trận chung kết xem là hay nhất. Tao đoán, đến trận chung kết, thể nào nó cũng kêu: Ơ thế trận này không có đội Lào yêu thích của tao à? Vậy xem làm gì chứ! Kiểu gì chả mặc áo đỏ sao vàng, ôm bóng chụp ảnh rồi úp phây xong ngủ thẳng cẳng.
Bóng đá và nói dối ở đàn ông
Tạp chí “Phụ nữ & Thể Thao” số mới đây đã bóc mẽ đàn ông như sau: “Sở dĩ đàn ông đàn ông (tỏ ra) khoái bóng đá vì các trận bóng trên truyền hình đều diễn ra vào buổi tối hoặc đêm khuya, xem ở nhà hò hét thì vợ đau đầu, con mất ngủ, do đó xem bên ngoài là một lý do chính đáng. Mà đối với đàn ông thì cơ hội ra khỏi nhà vào ban đêm luôn luôn quý giá. Chính vì vậy phụ nữ chúng ta nên cập nhật thật kỹ lịch thi đấu bóng đá các giải bóng đá quốc tế để cánh đàn ông không có cơ hội bịp chúng ta để đi… đá bậy bạ ở sân… Hàng Chiếu…”.
Cuộc chiến mua vé bán kết lượt về AFF Cup 2018 bằng hình thức mua online còn “khốc liệt“ hơn cả ra sân chen lấn xếp hàng.