Hỗ trợ “trọn gói”
Ông Hồ Hồng Huấn (nông dân xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa) cho biết, gia đình ông được nhận 1.000 con giống gà ta lai sọc vằn, cùng với việc hỗ trợ 30% chế phẩm sinh học, 30% thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Ông Huấn đang tận dụng diện tích khoảng 2 sào đất vườn để vừa làm chuồng cho gà ngủ đêm và thả gà “đi dạo”, tìm thức ăn vào ban ngày.
“Gà giống có chất lượng rất tốt. Hiện tại, tôi đang úm nhốt tránh gió để gà con cứng cáp, rồi bắt đầu thả vườn. Việc trộn ủ chế phẩm sinh học vào đệm trấu đang giúp chuồng trại sạch sẽ, đỡ ẩm mốc, phòng bệnh cho gà phát triển tốt. Lâu nay, tôi nuôi theo kiểu truyền thống nên không chú trọng sử dụng chế phẩm sinh học mà chỉ lo tiêm phòng, trị bệnh cho gà”.
Ông Hồ Hồng Huấn (xã Hòa Đồng, Tây Hòan) và 1.000 con gà giống được dự án hỗ trợ. ảnh Hùng Phiên
Điều quan trọng nhất, theo ông Huấn là qua tập huấn mô hình này, ông nhận thấy phải thay đổi phương cách nuôi gà. Theo đó, phải chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nuôi gà theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, như thế giá trị lợi nhuận của người chăn nuôi mới tăng và đạt mức cao.
Những năm qua, gia đình ông Huấn thường xuyên nuôi khoảng 400 con mỗi lứa gà thả vườn. Thế nhưng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ở đàn gà luôn là thách thức lớn. Bên cạnh đó, vợ chồng ông rất nhọc công khi phải dọn dẹp chuồng trại mỗi ngày. Việc cho gà nằm đệm lót sinh học sẽ giải quyết các thách thức này.
Ông Huấn chia sẻ: “Rất nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên đàn gà nên thực tế nhiều vụ tôi chẳng thu lợi được bao nhiêu. Vụ gà tết vừa qua, tôi may mắn thu lãi khoảng 30 triệu đồng. Hy vọng, việc được tập huấn kỹ thuật và tiếp nhận 1.000 gà giống lần này từ dự án của Hội ND, gia đình tôi sẽ có cơ hội thu nhập khá hơn”.
Theo ông Mai Văn Hải - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Đồng, đợt này, đơn vị đã triển khai cấp hỗ trợ 5.000 gà giống cho 5 hội viên tại xã, mỗi hộ nhận 1.000 gà giống. Bên cạnh đó, đợt triển khai mô hình này còn chú trọng tập huấn cho bà con về phương cách sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót và trộn trong thức ăn, kỹ thuật theo dõi tăng trưởng vật nuôi, tiêm phòng tập trung cho đàn gia cầm...
“Thực tế, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã thành công ở nhiều nơi trong nước. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn mới mẻ đối với nông dân ở Hòa Đồng. Vì thế, chúng tôi tập trung lựa chọn, chuyển giao mô hình đến các hộ đã có kinh nghiệm nuôi gà. Điều này nhằm đảm bảo sự phát triển, hiệu quả, thực chất của mô hình” - ông Mai Văn Hải cho hay.
Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ trọn gói con giống, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học. Sau 3 tháng nuôi, mỗi hộ tham gia mô hình sẽ trích lại 30% giá trị con giống, để Hội tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng cho các hộ chăn nuôi khác.
Thay đổi để thu hiệu quả
Cùng nhận 1.000 gà giống trong đợt này, ông Đặng Ngọc Lý - nông dân xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, bày tỏ: “Là
Đến cuối tháng 11.2018, đơn vị đã phối hợp tập huấn kỹ thuật và chuyển giao 15.000 gà giống cho 15 hội viên tại 3 xã của huyện Tây Hòa là Hòa Đông, Hòa Phong và Hòa Mỹ Đông. Hội cũng đã bắt đầu triển khai nhân rộng mô hình cho một số hộ tại huyện Tuy An, Phú Yên”. Ông Mai Xuân Hải - Trưởng ban Kinh tế xã hội (Hội Nông dân tỉnh Phú Yên) |
người nhiều năm nuôi gà nên tôi thấy dự án này hết sức ý nghĩa. Tôi rất tự hào khi được là 1 trong 5 người ở xã Hòa Phong được Hội ND hỗ trợ mô hình nuôi gà an toàn sinh học”.
Theo ông Lý, thực tế người nuôi gà lâu nay rất lo lắng chuyện gà bị bệnh, chết. Thế nên ai nuôi gà ở vùng này đều tìm đủ mọi cách sử dụng thuốc thú y để phòng trừ, nếu không thì dễ thua lỗ, trắng tay. Với dự án của Hội ND, ông và nhiều hội viên khác vừa được hỗ trợ con giống, chế phẩm sinh học, vừa được hướng dẫn kỹ thuật nuôi bài bản, nên rất yên tâm.
“Theo kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy mô hình nuôi gà dùng chế phẩm sinh học, kết hợp thả vườn này rất khả quan. Bởi không phải chi phí nhiều về chuồng trại như nuôi nhốt, gà được thả vườn vận động vào ban ngày nên chất lượng thịt sẽ săn chắc, thơm ngon hơn. Việc sử dụng thuốc thú y đúng kỹ thuật cũng sẽ đảm bảo độ an toàn cho các sản phẩm gà. Mô hình này đang chuyển đổi nhận thức của những anh em nông dân tham gia” - ông Lý tự tin.
“Dự án mô hình nuôi gà an toàn sinh học đang được phối hợp triển khai rất bài bản. Thông qua việc tập huấn trực quan, chuyển giao công nghệ, nhiều hộ nông dân ở địa phương đang bắt đầu thay đổi nhận thức về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Hy vọng, dự án sẽ góp phần phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân Phú Yên” - ông Mai Xuân Hải - Trưởng ban Kinh tế xã hội (Hội Nông dân tỉnh Phú Yên) nói.