Thêm cơ hội, thêm động lực làm giàu
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Thào Xuân Sùng gửi lời cảm ơn tới các các cử tri của tỉnh Hà Giang đã tín nhiệm và tiếp tục bầu ông làm ĐBQH khóa XIV. Thay mặt đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng đã thông báo tới các cử tri tại Quang Bình về nội dung chương trình kỳ họp thứ VI Quốc hội khóa XIV.
Cụ thể, tại kỳ họp này, với sự tín nhiệm cao, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước. Cùng với đó, Quốc hội đã xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội và ngân sách quan trọng. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 9 luật, 1 nghị quyết, trong đó có Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt mới khá đồng bộ, toàn diện.
Đây sẽ là động lực giúp nông dân, nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất hàng hóa, làm ăn lớn để nâng cao thu nhập và làm giàu.
Đồng chí Thào Xuân Sùng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Giang ngày 29.11. ảnh: Trần Quang
Đoàn ĐBQH tỉnh đã lắng nghe các ý kiến phát biểu, đề xuất, kiến nghị của cử tri. Nhiều vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội được đưa ra như: Cử tri tại 2 xã Yên Thành và Bằng Lang đề nghị kéo điện về cho các thôn còn lại để phục vụ bà con sản xuất, hỗ trợ xây cầu và xi măng cho bà con làm đường liên thôn, xóm để tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi làm giàu...
Trả lời những câu hỏi của cử tri Quang Bình xung quanh việc làm sao để giúp người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo bền vững trong thời gian sắp tới, đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng, khó khăn, thách thức lớn nhất của Quang Bình nói riêng và Hà Giang nói chung là chưa biết làm thế nào để thoát nghèo. Trong khi đó, tại địa phương, tỷ lệ người lao động, đặc biệt người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất thấp.
Áp dụng luật mới vào sản xuất
Gợi mở hướng phát triển kinh tế cho Quang Bình, đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng: Quang Bình có nhiều mô
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi còn cao là do đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản còn yếu về trình độ, năng lực, dẫn đến việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con làm ăn không đến nơi đến trốn. Tôi cũng khuyên bà con, muốn nhanh thoát nghèo phải dựa vào bản thân mình là chính. Ngoài ra phải mạnh dạn và cầu thị, cái gì không biết nên tìm đến cán bộ thôn, bản… những người có kiến thức để học hỏi”. |
hình sản xuất, nhiều sản phẩm cây, con đặc sản như trâu, bò, cam, quýt, sachi... nhưng việc sản xuất ở đây còn rất manh mún, lạc hậu. Sự quan tâm của chính quyền địa phương còn hạn chế đã khiến cho sản phẩm làm ra không đạt chất lượng, khó tiêu thụ ra ngoài địa phương, khu vực.
"Ví như Yên Thành là xã đặc biệt khó khăn nhưng lại có đàn trâu lớn nhất tỉnh (trên 1.600 con), tương đương tỷ lệ 2 trâu/ hộ dân (dân số xã 703 hộ) nhưng bà con chưa có tư duy nuôi trâu hàng hóa để tăng thu nhập. Vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi mới, đây thực sự là cơ hội để địa phương phát triển đàn trâu hàng hóa.
Tuy nhiên, để triển khai được luật này, tôi đề nghị địa phương cần học tập kinh nghiệm chăn nuôi và phát triển sản phẩm ngành này ở các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, sau đó đưa các kiến thức đó về áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi”- đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Đối với sản phẩm cam, quýt của Quang Bình, dù rất ngon nhưng mẫu mã chưa đạt yêu cầu. Riêng lĩnh vực này, địa phương cần triển khai đưa Luật Trồng trọt mới vào thực hiện, việc đầu tiên cần làm là chính quyền tỉnh, huyện và các xã ở Quang Bình phải rà soát diện tích và đưa cán bộ khuyến nông về "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.
Cũng theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, địa phương phải chú trọng khâu xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thì mới đưa sản phẩm đặc sản của địa phương tiến xa và hướng đến thị trường xuất khẩu.