Việc đều nên thưởng Tết cao hơn
Hiện tại, Bộ LĐTBXH đã có công văn gửi các địa phương, yêu cầu địa phương đốc thúc DN báo cáo tình hình lương, thưởng Tết năm 2019. Theo dự kiến, các DN và địa phương phải hoàn thành báo cáo trước ngày 20.12.2018.
Các chuyên gia nhận định, ngành dệt may là ngành có chỉ số tăng trưởng tốt, do vậy lương, thưởng Tết ít nhất sẽ bằng hoặc cao hơn năm ngoái. (Ảnh: Công nhân Công ty May TNG Thái Nguyên). Ảnh: M.N
"Từ đầu năm đến giờ các nhóm ngành sản xuất, xuất khẩu như dệt may, da dày, xuất khẩu, công nghiệp công nghệ cao... là những nhóm ngành “làm nên ăn ra” nhất. Thời điểm cuối năm rất nhiều các doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành này vẫn tuyển dụng lao động để hoàn thành các đơn hàng theo đúng tiến độ”. Ông Đào Quang Vinh – |
Trao đổi với phóng viên báo NTNN, ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần May Hưng Yên (Hugaco), Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên cho biết, so với năm 2017, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN dệt may nói chung và dệt may Hưng Yên nói riêng có khởi sắc. Cụ thể, các thị trường trọng điểm giữ được thuận lớn, lượng hàng nhiều hơn, không có giai đoạn “đứt bữa” như năm 2017 nên các công ty việc đều hơn. Thêm vào đó, giá gia công năm 2018 nhích hơn so với năm 2017. Đặc biệt, nhiều DN lớn, tích tụ được vốn nên đầu tư chiều sâu, trang bị nhiều trang thiết bị, máy móc tự động hóa, nhờ vậy mà năng suất, chất lượng sản phẩm đều tăng cao.
“Nhờ hoạt động làm ăn kinh doanh khởi sắc nên mặt bằng tiền lương, tiền công, thậm chí cả tiền thưởng cũng tăng theo. Mức lương tại Tổng Công ty CP May Hưng Yên đã tăng hơn 10% so với năm 2017. Nếu năm 2017 lương của người lao động đạt 7 triệu đồng/người/tháng thì năm 2018 đã đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Cá biệt, có vài doanh nghiệp làm ăn tốt như Công ty May Thăng Long có mức lương trung bình trên 11 triệu đồng/người/tháng” - ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, thông thường ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã chủ động phân bổ tiền lương, thưởng Tết, mức thưởng Tết rơi vào tầm 3 tháng lương, dao động trong khoảng 10 - 20 triệu đồng/người/tháng.
“Tránh trường hợp lao động có sự so bì, hàng năm DN đã tính toán cụ thể mức lương, thưởng. Theo đó, thay vì thưởng Tết một cục, thì các DN sẽ tách cục tiền đó ra làm đôi, một nửa để thưởng Tết còn một nửa chia đều vào tiền lương hàng tháng. Điều này giúp các DN ổn định tiền lương bằng hoặc cao hơn so với các DN trên địa bàn, góp phần vào việc giữ chân lao động” – ông Dương phân tích.
Không chỉ các DN dệt may hay chế biến thủy, hải sản, năm nay, ngành công nghiệp điện tử cũng làm ăn phát đạt. Đại diện Công ty TNHH MiKaSa Việt Nam (Hưng Yên) - sản xuất công nghiệp nhẹ cho biết, năm nay tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Hiện, lao động của công ty có mức thu nhập bình quân khoảng 10 triệu đồng/tháng. Theo tính toán ngay từ đầu năm, lao động sẽ nhận mức thưởng Tết từ 2 - 3 tháng lương (tối thiểu là 33 triệu đồng/lao động). Ngoài chế độ lương, thưởng Tết, công ty còn duy trì chế độ phúc lợi như thăm hỏi gia đình lao động có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức du lịch; liên hoan đầu năm, cuối năm... cho người lao động. Tất cả những hoạt động phúc lợi này ước tính bằng khoảng 3 tháng lương nữa. Như vậy tổng số tiền DM trả (ngoài tiền lương) thực hiện phúc lợi cho người lao động khoảng 6 tháng lương bình quân.
Đánh giá “lòng tốt” của doanh nghiệp?
Như thường lệ câu chuyện lương, thưởng Tết luôn “nóng” vào thời điểm cuối năm. Nhiều lao động cho rằng, mức thưởng Tết là cơ sở để đánh giá “lòng tốt” của DN. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, lương, thưởng hay chế độ phúc lợi là do cơ chế thương lượng, thỏa thuận của đôi bên. Lao động có cống hiến, năng suất lao động có tăng thì đương nhiên sẽ nhận được mức tiền công, lương, thưởng xứng đáng.
Trên cơ sở đó, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng, bức tranh về lương, thưởng Tết của năm 2018 sẽ tương đối sáng sủa, khả quan do tăng trưởng kinh tế đang tương đối ổn định. Mức thưởng có thể bằng hoặc nhích hơn năm 2018 một chút.
“DN vẫn sẽ cố gắng giữ chân người lao động trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh về cả thị trường và mặt tuyển dụng lao động chất lượng cao. Do vậy, muốn lao động gắn bó, DN phải có chế độ lương, thưởng, phúc lợi tốt” – ông Vinh nói.
Chia sẻ về góc nhìn lương, thưởng Tết của người lao động, ông Vinh cho rằng, lao động nên có cái nhìn toàn diện. “Nhiều năm, người lao động cũng dần quen với tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ cần quan sát họ cũng có thể biết DN làm ăn thuận lợi hay không. Tuy nhiên, tôi cho rằng, người lao động nên có một cái nhìn toàn diện không vì lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Thay vì cứ đứng núi này trông núi nọ vì thấy DN có mức thưởng Tết cao thì người lao động nên chuyên tâm làm việc, gắn bó với những DN lớn, có việc làm ổn định, môi trường làm việc tốt” – ông Vinh khuyến cáo với lao động.
Ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, mặc dù chưa có báo cáo về tình hình lương, thưởng Tết năm 2019 của Bộ LĐTBXH, nhưng ngay từ lúc này, bằng quan sát tình hình kinh tế cũng có thể thấy rằng, bức tranh lương, thưởng Tết năm nay sẽ có nhiều khởi sắc. Mức thưởng chắc chắn sẽ cao hơn năm 2017. “Nhìn chung những DN làm ăn tốt vẫn có những chia sẻ tốt, chỉ ít DN nhỏ làm ăn thua lỗ mới không đề cập tới vấn đề lương, thưởng Tết, nhưng số này là rất ít” – ông Huân nói.
Ông Huân cũng cho rằng, mặt bằng tiền thưởng Tết vẫn sẽ nghiêng về khối các DN FDI vì đây là những DN có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Tiếp theo là các DN dân doanh, DN tư nhân rồi mới đến khối DN Nhà nước. Về ngành nghề, dẫn đầu vẫn là nhóm “hàng trên” như ngân hàng, bất động sản, quản lý thương mại điện tử, công nghiệp điện tử...
Quy định thưởng Tết vào luật Hiện nay các DN đều thực hiện chế độ thưởng Tết cho người lao động, chỉ cá biệt có một số DN làm ăn thua lỗ, giải thể nên không thể thưởng Tết. Theo tôi nên quy định cụ thể tiền thưởng Tết và tiền ăn vào Luật Lao động (sửa đổi) đợt này. Trong nguyên tắc sửa đổi luật có quan điểm những vấn đề đã chứng minh trong thực tiễn và đã được áp dụng thì nên quy định vào luật. Thực tế thưởng Tết đã được nhiều đơn vị đã áp dụng, thì nên đưa vào quy định trong luật. Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Ngành dệt may có tín hiệu vui Theo đánh giá, ngành dệt may năm nay có tín hiệu lạc quan, kim ngạch xuất khẩu tăng, do đó thưởng Tết cho nhân viên sẽ khá hơn năm ngoái. Năm ngoái, công ty thưởng Tết cho công nhân là tổng lương nhân với hệ số 1,2. Dự kiến năm nay sẽ cao hơn năm trước khoảng 0,5%. Hiện mức lương trung bình của công nhân công ty chúng tôi khoảng 6,2 – 6,5 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Đức Hiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP TNG |