Người đầu tiên đi tìm, đặt tên và nghiên cứu về loài sâm Ngọc Linh là dược sỹ Đào Kim Long (Mỹ Hào - Hưng Yên).
Những năm 1970, ông Đào Kim Long được Bộ Y tế cử đi nghiên cứu thuốc quý nhằm chữa trị cho bộ đội chiến đấu ở Trường Sơn.
Sau nhiều tháng lặn lội trên ngọn núi tổ (Ngọn núi phân lưu đi khắp các ngả đông và tây của dãy Trường Sơn - PV), dược sỹ Đào Kim Long cùng tổ công tác cũng tìm được loài dược liệu quý hiếm là sâm Ngọc Linh.
Trong một lần được diện kiến Dược sỹ cách đây vài năm, phóng viên đã được ông kể lại: “Tôi không phải là người đầu tiên phát hiện ra loài sâm quý hiếm này, đó là một thành viên trong đoàn có tên Châu Giang”.
Cụ Long nhớ rất rõ đó là vào khoảng 9h sáng ngày 19/3/1973. “Châu Giang có đưa cho tôi 1 cây nhỏ và hỏi: Thầy ơi đây là cây gì” - cụ Long nhớ lại.
“Khi đoàn quay lại nơi cây mà học trò Châu Giang vừa hái, sau khi đối chiếu, nghiên cứu, tôi và cả đoàn phát hiện đây là loài nhân sâm quý hiếm” - cụ Long kể.
Sau đó cả đoàn tiếp tục tìm kiếm thêm trên đỉnh núi tổ và phát hiện rất nhiều nhân sâm quý hiếm.
Sau khi mang kết quả về báo cáo với Bộ Y tế, loài sâm Ngọc Linh bắt đầu được biết đến.
Cũng theo dược sỹ Đào Kim Long, loài nhân sâm quý hiếm này phân bổ dọc trên các dòng suối, nơi có độ ẩm cao trên núi Ngọc Linh. “Vào các tháng 9, tháng 10 là lúc cây đơm hoa kết trái và lụi tàn để ngủ đông nuôi củ”.
Nhân sâm Ngọc Linh không chỉ có hình thù đốt trúc như các loại sâm của Nhật Bản, Trung Quốc mà chúng còn có nhiều hình dáng khác.
Giới khoa học đã nghiên cứu, sâm Ngọc Linh có chứa tới 52 loại Saponin. Trong đó có tới 26 chất Saponin thường thấy ở loài sâm các nước khác trên thế giới.
Cũng chính vì sự vượt trội về hoạt chất này mà sâm Ngọc Linh được ví như một “thần dược”.
Sâm Ngọc Linh có tác dụng như chống Oxy hóa, lão hóa, kích thích hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, tốt cho gan....
Nhân sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 80 -100cm.
Thân và rễ có sẹo, nhiều đốt.
Tương ứng với một thân lá là một đốt của củ
Cận cảnh một củ sâm Ngọc Linh nặng 150gram.
Sâm Ngọc Linh khác hẳn với sâm của các nước Trung Quốc hay Nhật Bản.
Hiện tại, để sở hữu một củ sâm Ngọc Linh như thế này, người dùng phải chi vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Sâm Ngọc Linh tươi
Một vườn ươm sâm Ngọc Linh.