Mục đích của cuộc diễn tập quân sự này là để xem giữa hiện trường nổ hạt nhân thì bộ đội có năng lực tác chiến hay không. Tham gia vào diễn tập có 45 vạn quân nhân, trong đó tuyệt đại đa số là tân binh mới nhập ngũ, họ hoàn toàn bị phơi bày ra trước những hậu quả của vụ nổ hạt nhân. Đây không phải là lần duy nhất trong suốt thế kỷ 20 người ta tiến hành thử nghiệm phóng xạ hạt nhân trên người sống.
Kazakhstan là khu vực thử nghiệm hạt nhân chính của Liên Xô, cũng là nơi Liên Xô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 29.8.1945. Sau vụ thử nghiệm đó, các đám mây phóng xạ bay về hướng Đông và lan đến biên giới Altai.
Diện tích Kazakhstan chỉ có 2,7 triệu km2, trong đó ước tính 1/4 diện tích bị các bãi thử nghiệm và các nhà máy quân sự chiếm. Liên Xô cũ có tổng cộng 466 lần thử nghiệm hạt nhân ở nơi này, trong đó 26 lần thử nghiệm mặt đất, 90 lần thử nghiệm trên không và 350 lần thử nghiệm trong lòng đất. Bởi thế, quốc gia này được biệt danh là “quán quân thế giới” về phương diện chịu ô nhiễm hạt nhân.
Mỗi một lần thử nghiệm hạt nhân mặt đất, bụi phóng xạ bay tản mát ra tới 800 thôn làng trong khi những thôn làng gần nhất cũng cách nơi thử nghiệm 100 km. Trong 90 lần thử nghiệm có 11 lần bụi phóng xạ sau thử nghiệm bay xa tới những khu vực cách nơi thử nghiệm hàng ngàn km. Trong các vụ thử nghiệm dưới lòng đất, có 1/3 số vụ có bụi phóng xạ và các vật chất bị ném lên không trung và có 30 vụ những bụi này rơi xuống các khu đông dân cư.
Tài liệu KGB giải mật cho biết, thời Liên Xô cũ có hàng chục vạn người bị nhiễm phóng xạ mà không hề biết. Ngày nay muốn thống kê những người bị hại là việc không thể làm được nữa. Theo báo cáo, ở khu vực quanh bãi thử Semipalatinsk ở Kazakhstan, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong hiện nay cao gấp 10 lần so với trước khi thử nghiệm hạt nhân trên không. Tuổi thọ bình quân của cư dân sống xung quanh bãi thử nghiệm so với tuổi thọ của dân cư các khu vực khác trong nước ngắn hơn 15 năm. Hiện tượng đẻ non, sảy thai của phụ nữ ở đây cũng tăng hơn bình thường, thiếu máu và dị tật nhiễm sắc thể cũng nhiều hơn bình thường, ung thư trực tràng và ung thư ruột già trong 10 năm qua đã tăng gấp 2 lần, ung thư buồng trứng tăng 6 lần.
Hình ảnh một vụ thử hạt nhân trên mặt đất.
Bộ trưởng Năng lượng của Mỹ thừa nhận: Nước Mỹ từng giấu thế giới 204 vụ thử hạt nhân bí mật, từng dùng 700 người làm vật thí nghiệm hạt nhân và khiến hàng ngàn người bị nhiễm bụi phóng xạ, chỉ là những phóng xạ này so với phóng xạ ở Liên Xô nhẹ hơn một chút.
Ngày 16.7.1945, Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên ở Nevada. Vụ thử này thành công dẫn tới việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử với đương lượng nổ 2 vạn tấn TNT xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Sau Thế chiến thứ 2, Mỹ lựa chọn hai hòn đảo trong quần đảo Marshall làm bãi thử nghiệm hạt nhân là đảo Bikini và Eniwetok nổi tiếng. Sau khi di dời dân cư sinh sống trên đảo đến những đảo xung quanh, Mỹ bắt đầu một loạt thử nghiệm hạt nhân. Lần thử thứ nhất là ngày 1.7.1946 với đương lượng nổ 2 vạn tấn TNT. Ngày 24.7.1946, hội nghị quốc tế về yêu cầu hạn chế thử vũ khí hạt nhân thất bại, hai ngày sau Mỹ lại thử nổ một quả bom hạt nhân với đương lượng nổ 5 vạn tấn TNT dưới nước ở đảo Bikini. Vụ thử đã tiêu hủy mấy tàu chiến được dùng làm vật thí nghiệm.
Một bản ghi chép của Mỹ có cho biết người trong sự kiện này tuy may mắn sống sót nhưng do hai chân sưng phồng kỳ lạ không thể không cưa đi, tay trái cũng bị chứng bệnh kỳ lạ như vậy và cuối cùng cũng phải tử vong.
Một vụ thử hạt nhân dưới nước.
Việc thử nghiệm hạt nhân ở quần đảo Marshall kéo dài đến năm 1958. Thập niên 1960, Mỹ bắt đầu công tác tẩy rửa ô nhiễm hạt nhân trên một phần quần đảo này. Nhưng khi mọi người quay lại đảo Bikini, họ phát hiện năng lượng phóng xạ ở đây vẫn rất lớn, không thích hợp cho con người sinh sống lâu dài. Vì vậy cuối thập niên 1970, mọi người lại rời khỏi đảo.
Đương thời, hiệu năng của loại “vũ khí siêu cấp” này vẫn chưa hoàn toàn được mọi người nhận thức về lý luận, đây có lẽ là cái cớ lớn nhất để người ta bào chữa cho việc đem người sống thử nghiệm hạt nhân. Nhưng luận điểm này khiến mọi người nghi ngờ, bởi vì cho dù mọi người khi đó nhận thức về bom nguyên tử chưa bằng ngày nay nhưng ít nhất cũng biết nó là thứ có hại. Từ cuối thế kỷ trước, các nhà khoa học đã liên tục phát hiện chất phóng xạ có hại cho con người.
Khi nhà khoa học Fermi chế tạo lò phản ứng đầu tiên ở Chicago năm 1942 và khi chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên, người ta đã nghiên cứu làm sao để bảo vệ những người nghiên cứu hạt nhân, đồng thời thành lập cái gọi là “Tổ chức bảo vệ sức khỏe phóng xạ các nhà vật lý”. Vậy mà các sự việc dùng con người để thử nghiệm phóng xạ vẫn xảy ra.