Luật sư Nguyễn Thị Yến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời:
Theo Điều 8 thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và khoản 7 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT nộp 1 bộ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Hồ sơ gồm:
“1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
a, Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
b, Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc.
Ví dụ như: Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
c, Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
d, Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
e, Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.”
f, Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm. Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho phần diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì nộp bản gốc Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của diện tích đất tăng thêm.
Các khoản phí khi làm sổ đỏ:
Thứ nhất, nộp tiền sử dụng đất theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì các trường hợp cụ thể phải đóng tiền sử dụng đất, chia làm 2 trường hợp:
- Đất sử dụng trước 15.10.1993 mà không có một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 (căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất):
Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Ảnh minh họa.
- Đất sử dụng sau thời điểm 17.10.1993 đến trước ngày 1.7.2004mà không có một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 (căn cứ Điều 7 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất):
- Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 1.7.2004 đến trước ngày 1.7.2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận.
Tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định mức tiền sử dụng đất khác nhau.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể những trường hợp:
Miễn tiền sử dụng đất quy định tại Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 76/2014/TT-BTC.
Giảm tiền sử dụng đất quy định tại Điều 12 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư 76/2014/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 322/2016/TT-BTC.
Thứ hai, Lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và khoản 1, 8 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC thì số tiền lệ phí trước bạ phải nộp là 0,5% Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Trong đó, diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế theo “Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai”.
Thứ ba, Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.
(khoản 5, Điều 3 và điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC)
Cụ thể, thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Hà Nội tại điểm b khoản 5 Mục A Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 6.12.2016:
NỘI DUNG THU | ĐƠN VỊ TÍNH | MỨC THU LỆ PHÍ | |||
Cá nhân, hộ gia đình |
Tổ chức |
||||
Các phường thuộc quận, thị xã |
Khu vực khác |
||||
Cấp giấy chứng nhận mới |
- Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) |
Đồng/ giấy |
25.000 |
10.000 | 100.000 |
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất |
100.000 | 50.000 | 500.000 | ||
Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai |
Đồng/ lần |
28.000 | 14.000 | 30.000 | |
Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính |
Đồng/ văn bản |
15.000 | 7.000 | 30.000 |
d. Thứ tư, Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định khoản 12 Điều 2 và điểm l khoản 1 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC.
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu.
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tùy thuộc vào diện tích đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như cấp mới, cấp lại; việc sử dụng đất vào mục đích khác nhau (làm nhà ở, để sản xuất, kinh doanh) và các điều kiện cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc mức thu đối với đất sử dụng làm nhà ở thấp hơn đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàtrên địa bàn Hà Nội tại điểm b khoản 12 Mục A Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 6.12.2016:
Nội dung thu |
Mức thu phí |
1. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất |
1.000 đồng/m2; tối đa 7.500.000 đồng/hồ sơ |
2. Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất |
0,15% giá trị chuyển nhượng, tối đa 5.000.000 đồng/hồ sơ |