Gỗ ngọc am là loại gỗ quý hiếm, được tìm thấy trên dãy núi Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang. Người dân bản địa gọi loại gỗ này bằng một tên gọi khác là gỗ Máy vạc.
Chúng có mùi thơm đặc trưng nên được nhiều người săn lùng như một món đồ tâm linh, làm tủ, làm giường, tượng gỗ, khay đựng ấm chén uống trà....
Đây là chiếc khay trà hình cá chép từ gỗ Ngọc am nguyên khối của anh Nguyễn Tất Thắng ở Thanh Trì - Hà Nội.
Theo anh Thắng, trong một lần lên Hà Giang ký kết hợp đồng anh được một đối tác tặng khay trà này với lời chúc hưng thịnh, hanh thông. “Ngoài hình cá chép vượt vũ môn rất ý nghĩa, khay trà còn được làm từ loại gỗ quý là gỗ Ngọc Am”, anh Thắng cho hay.
Anh Thắng có thú vui và đam mê trà. Một hai người bạn ngồi thưởng thức những chén trà ra bên khay thoang thoảng mùi hương gỗ Ngọc am cũng khiến cho tinh thần thư thái và dịu lại.
Bộ khay trà hình rồng của cụ Bùi Văn Nghị ở Gia Lâm- Hà Nội được cụ quý như vàng.
Cụ Nghị cho biết, đây là khay trà con trai cụ mua tặng cụ nhân dịp cụ mừng thọ tuổi 70. Khay trà được chạm khắc hình rồng khá tinh xảo.
Một khay trà khác có tên gọi Tiên ông thưởng nguyệt.
Với khay trà hình chim cánh cụt này, theo lý giải của những người đam mê trà thì nó mang ý nghĩa của sự no đủ, hài hòa sau một ngày kiếm ăn vất vả của loài chim.
Khay trà hình chiếc lá.
Khay trà được chạm khắc những bông hoa sen.Theo chủ nhân của khay trà này bật mí, anh phải lùng tìm gỗ cả 2 năm trời để chế tác nó.
Một khay trà khác hình Kim quy.
Hình những lá sen.
Một khay trà hình cá chép khác.
Khay trà này của anh Trần Văn Tuy, ở Cầu Giấy khá đơn giản. Tuy nhiên, theo anh Tuy chia sẻ, để sở hữu khay trà bằng gỗ Ngọc am này, anh phải bỏ ra gần 50 triệu đồng.
Theo những người đam mê trà và gỗ, tùy thuộc vào sở thích của từng người sẽ chế tác khay thành những hình thù khác nhau. Tuy nhiên, để sở hữu một khay trà từ gỗ Ngọc am, chắc chắn cũng là những người sành về thưởng thức trà.