Tuyến đường sắt đô thị metro 1 Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20km
Trưa 25/12, ông Đỗ Hồng Thư – Chánh Văn phòng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết 8h30 ngày mai (26/12) sẽ tổ chức họp báo các vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động của ban.
Động thái tổ chức họp báo này diễn ra ra sau hàng loạt lãnh đạo của Ban Quản lý đường sắt đô thị xin nghỉ việc, đi nước ngoài không xin phép.
Về thông tin ông Dương Hữu Hòa, Chủ tịch công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, giám đốc Ban Quản lý dự án 1 đã nộp đơn xin nghỉ việc vì lý do bị bệnh, ông Thư cho biết không thể trả lời. “Mọi thông tin các phóng viên, nhà báo thắc mắc về Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM sẽ được người có thẩm quyền phát ngôn trả lời trong buổi họp báo sáng mai”, ông Thư nói.
Hiện, công trình đã hoàn thành hơn 50% khối lượng công việc, song luôn trong tình trạng “đói” vốn do vẫn còn “lình xình” về tổng mức đầu tư.
Về vấn đề này ông Dương Hữu Hòa cho biết các thông tin sẽ được người có thẩm quyền trả lời trong buổi họp báo sáng 26/12. “Tôi không thể trả lời được”, ông Hòa nói.
Trước đó, ông Lê Nguyễn Minh Quang - trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - đã hai lần nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, UBND thành phố chưa quyết định chính thức nên ông Quang vẫn đang công tác bình thường.
Riêng ông Hoàng Như Cương - phó trưởng ban - cũng đã đi nước ngoài khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Ông Cương là Phó ban, đồng thời giữ chức Bí thư Đảng ủy Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố. Hiện, thành phố đã phân công bà Vũ Minh Huyền, Phó bí thư Đảng ủy, Phó ban Quản lý đường sắt đô thị phụ trách Đảng ủy Ban từ ngày 21/12.
Khởi công tháng 8/2012, tuyến metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP HCM dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2020.
Tuyến đường sắt đô thị có 2,6km đi ngầm dưới lòng đất.
Hiện, công trình đã hoàn thành hơn 50% khối lượng công việc, song luôn trong tình trạng “đói” vốn do vẫn còn “lình xình” về tổng mức đầu tư. Nguyên nhân do năm 2007, thành phố phê duyệt công trình với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỷ đồng (hơn 126.500 triệu yen Nhật). Khi đó dự án được xác định thuộc nhóm A - không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, tư vấn chung của dự án đã tính toán và xác định lại, tổng mức đầu tư vào năm 2009 là hơn 47.300 tỷ đồng (hơn 235.500 triệu yen Nhật).
Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành, thủ tướng cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011, tổng mức đầu tư mới là hơn 47.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, lúc này dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư nên Thủ tướng cho phép thành phố tiếp tục thực hiện dự án vì có phát sinh tiêu chí công trình trọng điểm. Tuy nhiên, lúc này dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư nên Thủ tướng cho phép thành phố tiếp tục thực hiện dự án vì có phát sinh tiêu chí công trình trọng điểm.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã điều chỉnh thiết kế đường hầm tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 (tuyến...