Cha mẹ "trực thăng" là kiểu cha mẹ luôn giám sát, theo sát con như những chiếc trực thăng lượn trên đầu. Cha mẹ sẽ không cho con tự làm mọi việc, làm hộ con thậm chí là quá bảo bọc con khiến cho trẻ không có sự sáng tạo, không biết cách xử lý tình huống. Các biểu hiện cho thấy bạn là cha mẹ "trực thăng".
1. Làm bài tập về nhà cho con.
2. Theo sát con mọi lúc.
3. Tham gia giải quyết mọi tranh cãi của con cái.
4. Làm hư con.
5. Không cho con làm việc nhà.
6. Ngăn con bạn không gặp thất bại.
7. Không tập trung được vào công việc khi con đi học hay đi chơi.
8. Không để ý ý kiến hay cảm xúc của con.
9. Không để con đưa ra sự lựa chọn phù hợp lứa tuổi.
10. Giám sát con kể cả khi tham gia ngoại khóa.
Vì sao có kiểu cha mẹ "trực thăng"?
- Sợ con thất bại: Cha mẹ lo lắng về việc con gặp thất bại nên sẽ tranh luận với giáo viên để con đạt điểm cao hơn nhằm tránh cho con bị thất vọng.
- Bù đắp quá mức: Bạn có thể không được yêu thương hoăc bỏ rơi khi còn nhỏ nên bù đắp quá mức cho con bằng cách theo sát mọi lúc mọi nơi.
- Áp lực phải như phụ huynh khác: Bạn quan sát thấy người khác theo sát con và nghĩ nếu không làm được như họ sẽ không tốt.
- Lo lắng: Cha mẹ lo lắng về thị trường việc làm hoặc các vấn đề kinh tế và cảm thấy cần phải giúp đỡ con cái. Ngoài ra, cha mẹ "trực thăng" còn nhận thấy những mối đe dọa với trẻ nhiều hơn chúng.
Hậu quả khi dạy con kiểu cha mẹ "trực thăng"
Lòng tự trọng và sự tự tin của con thấp: Khi cha mẹ giám sát con từng đường đi nước bước, trẻ sẽ không vui vẻ, lòng tự trọng thấp, không có sự tin tưởng. Chúng sẽ lớn lên và tin rằng không thể giải quyết được điều gì mà bản thân gặp phải.
Kỹ năng xử lý vấn đề kém: Cha mẹ giải quyết các vấn đề hộ con khiến trẻ không học được kinh nghiệm ứng phó và học kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lo lắng quá mức: Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore đối với 263 trẻ có cha mẹ kiểu "trực thăng" cho thấy trẻ có xu hướng trầm cảm, lo lắng cao hơn. Trẻ có nguy cơ trở nên phụ thuộc vào cha mẹ, giảm bớt sự tự thành công và tăng sự lo lắng của con.
Có cảm xúc tiêu cực: Việc hạn chế con nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân khiến con nhìn cha mẹ với ánh mắt tiêu cực. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa con và cha mẹ thêm căng thẳng, đặc biệt khi trẻ ở độ tuổi mong muốn có sự riêng tư và tự lập.
Đòi hỏi quyền lợi: Cha mẹ "trực thăng" biến con thành một người hay đòi hỏi. Chúng sẽ cảm nhận đó là quyền của mình để có bất cứ thứ gì bản thân muốn.
Kỹ năng sống kém: Trẻ không được lau nhà hay cầm dao vì cha mẹ làm hộ. Việc cha mẹ không cho phép con làm việc nhà có thể làm cho trẻ không chịu học các kỹ năng sống như nấu ăn, dọn dẹp.
Thiếu sự sáng tạo: Cha mẹ theo sát và làm hộ con mọi việc khiến trẻ chẳng có gì sáng tạo và cũng không biết sáng tạo.
Vậy phải chú ý gì khi nuôi con để không phải là cha mẹ "trực thăng"?
1. Cho con tự do khám phá: Cha mẹ nên cho con đi xe đạp, khám phá nhưng vẫn cần sự an toàn.
2. Không làm hộ con: Nếu con đã có thể làm những việc vừa sức thì cha mẹ không làm hộ.
3. Đừng hỏi giáo viên thay con: Đừng liên tục hỏi giáo viên về sự tiến bộ của con. Thay vào đó, khuyến khích trẻ tôn trọng ý kiến giáo viên, dạy con cách nói chuyện và trao đổi với thầy cô.
4. Từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Đừng tạo nên những nghi ngờ của bản thân với con cái hay đặt câu hỏi kiểu như "con có chắc không".
5. Cho con đối mặt với khó khăn: Đừng bảo vệ con để tránh khỏi khó khăn vì đó là một phần của trưởng thành. Bản thân là cha mẹ có thể giúp con cách giải quyết các vấn đề.
6. Lắng nghe ý kiến của con: Đừng áp đặt mong muốn của cha mẹ lên con cái.
7. Đừng nuôi dưỡng con mang suy nghĩ mong đợi sự đối xử đặc biệt: Cha mẹ không nên cho con những thứ không xứng đáng hay đáp ứng mọi yêu cầu của con.
8. Để con tự làm bài tập về nhà: Cha mẹ chỉ hướng dẫn khi con hỏi, không làm hộ con.
9. Tránh giúp đỡ con quá mức: Nếu bạn hay giúp đỡ con, trẻ sẽ muốn bạn thực hiện mọi thứ mà chúng muốn.
Lời khen của cha mẹ có ý nghĩa với con cái, nhưng khen không đúng cũng để lại hậu quả khôn lường.