Ngũ bội tử được biết đến như một vị dược liệu đặc biệt trong ngành Đông y. Không chỉ ở Nhật Bản, Trung Quốc mà ở một số tỉnh của Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn cũng có thể tìm thấy loại dược liệu này.
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ tưởng rằng đây là một loại củ quả. Nhưng thật ra, đây là một phần cành non và cuống lá của cây muối rừng. Khi bộ phận này của cây bị sâu ngũ bội tử (sâu cái) đục và đẻ trứng thì tế bào của cây sẽ phát triển bất thường, hình thành những “cục u” sần sùi. Khi thu hoạch những “quả mọc u” này, người ta sẽ hấp nước sôi để giết chết sâu con trong đó rồi phơi khô.
“Quả” ngũ bội tử mọc đầy u
Tại Trung Quốc, một nông dân họ Nghiêm đã kiếm được tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng ngũ bội tử. Loại dược liệu này còn có tên gọi khác là bách trùng thương, bách dược tiên. Năm ngoái, anh Nghiêm đã trồng hơn 20 mẫu ngũ bội tử. Cộng thêm thu nhập từ bán sâu, anh có thể kiếm được ít nhất 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng).
Ngũ bội tử có tính hàn, vị chua, khá chát, có tác dụng tiêu đờm, trị tiêu chảy, cầm máu, ngăn ra mồ hôi, tụ máu và nhiều căn bệnh khác. Nhìn bề ngoài sần sùi, xấu xí, ít ai ngờ chúng có giá trị dược liệu cao, chữa được nhiều chứng bệnh nên hiện tại có rất nhiều người trồng. Giá ngũ bội tử ở Trung Quốc nay đã lên tới 100 NDT/kg (337.000 đồng).
Rừng ngũ bội tử do anh Nghiêm gieo trồng
Bên cạnh việc trồng ngũ bội tử, anh Nghiêm còn tìm tòi nghiên cứu mô hình trồng “trà và ngũ bội tử”, “cây dược liệu và ngũ bội tử”, “cây thuốc lá và ngũ bội tử” để nâng cao hiệu suất tận dụng tổng hợp đất trồng. Đồng thời, anh cũng áp dụng mô hình kết hợp “hợp tác xã + khu vực nền tảng + hộ nông dân” để mở rộng kênh tăng thu nhập làm giàu cho người nông dân.
Có màu sắc khác thường, số lượng ít nên loại táo này mới chỉ được bày bán ở những siêu thị cao cấp.