Đầu tiên là về mặt kinh tế, Chiến tranh Việt Nam đã tốn của nước Mỹ tới 168 tỷ USD. Tuy nhiên, con số thực sự lại con hơn thế này rất nhiều lần và ảnh hưởng tới nền kinh tế của toàn nước Mỹ, gián tiếp ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Nguồn ảnh: CNN.
Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các khoản viện trợ cho chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam càng ngày càng bị cắt giảm đi sau khi người Mỹ rút khỏi Chiến tranh Việt Nam. Rõ ràng, quốc hội Mỹ đã không thể chịu được việc tiền thuế của người dân phải trả cho một cuộc xung đột cách nước Mỹ xa nửa vòng trái đất. Nguồn ảnh: CNN.
Bắt đầu từ Chiến tranh Việt Nam, người dân Mỹ đã nhận ra một sự vô lý hết sức khi công dân tới tuổi 18 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và thậm chí là hy sinh ở chiến tuyến nhưng ở cùng độ tuổi này, người Mỹ chưa có quyền bầu cử. Tới tháng 3.1971, Tu Chính Án thứ 26 của Mỹ mới chính thức trao quyền bầu cử cho người 18 tuổi. Nguồn ảnh: CNN.
Nghĩa vụ quân sự ở Mỹ bắt đầu từ thời nội chiến, theo đó bất cứ nam thanh niên nào trên 18 tuổi nếu không tiếp tục đi học sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc và phần lớn trong số họ được đưa sang Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.
Do cuộc chiến này có tác động rất lớn tới xã hội Mỹ, nhiều thanh niên đã nhất quyết không gia nhập quân đội để tránh việc phải sang Việt Nam. Điều này khiến quân đội Mỹ đã có nhiều biện pháp cực kỳ mạnh tay để xử lý những trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: CNN.
Tuy nhiên, dư luận Mỹ đã chiến thắng trong cuộc chiến này, nhất là từ sau năm 1968, khi những hình ảnh ác liệt của cuộc chiến Việt Nam được phát đầy rẫy trên truyền hình Mỹ, quân đội Mỹ buộc phải bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, chuyển sang chỉ nhận lính tình nguyện. Nguồn ảnh: CNN.
Khi Mỹ rút khỏi Chiến tranh Việt Nam, lứa binh lính nhập ngũ bắt buộc cũng giải ngũ theo và cuộc chiến ở Việt Nam là cuộc chiến tranh cuối cùng mà Mỹ sử dụng lính nghĩa vụ quân sự. Tới tận ngày nay, quân đội Mỹ vẫn chỉ nhận lính tình nguyện và phải trả lương cực kỳ cao kèm theo nhiều chế độ đãi ngộ ưu tiên để thu hút được thanh niên nhập ngũ. Nguồn ảnh: CNN.
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, cuộc Chiến tranh Việt Nam đã khiến sự đoàn kết bên trong nước Mỹ tụt xuống rất thấp, đặc biệt là niềm tin vào chính phủ của người dân ngày càng giảm sút. Nguồn ảnh: CNN.
Điều này xảy ra một phần do truyền thông Mỹ với các thiết bị hiện đại đã truyền tin quá nhanh và quá nhiều về nước Mỹ, khiến chính phủ không thể kiểm duyệt cũng như lọc được thông tin trên truyền hình, gây ra làn sóng phản chiến cực cao trong dân chúng. Nguồn ảnh: CNN.
Sau Chiến tranh Việt Nam, dù bằng cách này hay cách khác, chính phủ Mỹ cũng luôn tác động tới giới truyền thông để ủng hộ cho mọi cuộc chiến mà Mỹ tham dự - đây là việc "rút kinh nghiệm" cực kỳ nghiêm túc của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam khi mà truyền thông Mỹ đã khắc họa quá rõ nét hình ảnh của đội quân xâm lược khiến người dân Mỹ quay lưng lại với cuộc chiến. Nguồn ảnh: CNN.
Cuộc chiến Việt Nam và một bài học cực kỳ đắt giá cũng đã khiến chính phủ và quốc hội Mỹ cẩn trọng với mọi cuộc chiến sau này. Chính sách không can thiệp được quốc hội Mỹ thông qua, quyền lực của Tổng thống với quân đội cũng bị hạn chế bớt. Tất cả xảy ra chỉ vì người dân Mỹ lo sợ sẽ có một "Việt Nam thứ hai". Nguồn ảnh: CNN.
Nhiều sử gia đồng ý rằng, sau những chiến thắng oanh liệt của mình ở Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ đã tự cho mình là "bất bại" và tỏ ra hiếu chiến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chính Việt Nam đã giáng một cái tát thẳng vào lòng kiêu hãnh đó, khiến Mỹ "ngoan" hơn trong suốt phần còn lại của Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: CNN.