Vị đắng dưa hấu
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2018, dưa hấu tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi rớt giá một cách thảm hại. Anh Võ Văn Việt, một người trồng dưa thuộc xã Điện Quang (Điện Bàn - Quảng Nam) gạt nước mắt, chia sẻ: “Mùa dưa năm nay thua lỗ nặng. Trừ vụ dưa đầu mùa được chút giá, nhưng chẳng thấm tháp gì, còn vào chính vụ, rớt xuống dưới 1.000/kg thì ai còn sức đâu mà làm. Chỉ tính riêng tiền phân tro, tiền điện để tưới tiêu, xăng dầu chạy máy cũng chưa đủ chứ nói gì đến tiền trả công người làm”.
Anh Lê Văn Danh, người trồng dưa ở Hiệp Đức - Quảng Ngãi tâm sự “Chẳng còn muốn thu nữa, giá bèo đến mức thu về cho bò ăn cũng không màng chứ nói gì đến việc thu về để bán. Một quả dưa to, đẹp mà tính ra chưa đầy một cân gạo cho con. Vậy mà thương lái còn chê ỏng, chê eo không thèm mua”.
Nhiều năm trở lại đây, cứ đến mùa dưa hấu người nông dân Quảng Ngãi, Quảng Nam lại trông chờ vào sự giải cứu của nhân dân cả nước.
Song song với “những giọt nước mắt” của người trồng dưa, thì tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), những thương lái có kinh nghiệm hàng chục năm chuyển dưa sang Trung Quốc, như bà Quế, bà Ngân nhớ lại ngao ngán: “Thật sự sợ hãi bởi lấy được hàng về đến đây thì nhận được thông tin bên kia tạm thời dừng nhập. Dưa hấu là loại mặt hàng khó bảo quản, nên việc thối, ủng là đương nhiên. Chỉ hai ngày không thông quan coi như vứt bỏ cả chuyến hàng”.
Chưa đầy 1.000 đồng/kg dưa hấu, người trồng dưa lỗ, thương lái buôn đi, bán lại cũng lỗ là tình trạng chung của vụ dưa năm 2018.
Được mùa, rớt giá
Tháng 3/2018, câu chuyện “giải cứu” nông sản trở nên nóng hơn bao giờ hết khi hàng nghìn tấn su hào, bắp cải của người dân Mê Linh (Hà Nội) không tiêu thụ được, rớt giá. Sau nhiều ngày kêu gọi người dân cả nước chung tay “giải cứu”, khoảng 60 tấn củ cải đã được các doanh nghiệp, siêu thị trong nước “trợ giúp”. Số còn lại khoảng 1.500 tấn được các cá nhân, tập thể và tổ chức xã hội hỗ trợ. Tuy nhiên, một số lượng không nhỏ khác người nông dân đã phải cay đắng....nhổ bỏ.
Dứa cũng chung số phận “cần được giải cứu”.
Ngoài mặt hàng rau, củ các mặt hàng khác như: thanh long, dứa gai, thịt lợn....mỗi vụ thu hoạch đến, đều phải “giải cứu”. Hai từ “giải cứu” dần trở thành nỗi ám ảnh với những người nông dân nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Câu chuyện người nông dân trồng dứa gai tại các huyện thuộc tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa mắc kẹt với quả thơm vẫn còn nhức nhối. Giá dứa gai rớt xuống điểm kịch sàn chỉ 10.000 đồng/ 4kg.
Khoai lang Nhật Bản mới được du nhập vào Gia Lai chưa được bao lâu, nhưng câu chuyện thiếu đầu ra đang trở thành vấn nạn nhức nhối.
Tại Gia Lai, giá hồ tiêu từ 200.000 đồng/kg, rớt xuống chỉ còn 50.000-60.000/kg. Hàng nghìn hộ dân trồng hồ tiêu rơi vào cảnh “phá sản”.
Các nhà chức trách nên tiếng
Lý giải về tình trạng cứ đến mùa thu hoạch là các mặt hàng nông sản bỗng nhiên rớt giá, TS. Đỗ Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển Nông nghiệp, nông thôn cho biết: Một phần không nhỏ là do người nông dân phá vỡ quy hoạch của từng loại nông sản, ngành hàng mà Bộ NN-PTNT và chính quyền địa phương đã đưa ra chứ không phải do “chưa có quy hoạch”. Ngay tại Gia Lai, diện tích trồng hồ tiêu đã lên tới 15.500ha trong khi quy hoạch đến năm 2020 chỉ là 6.000ha”.
PGS-TS Ngô Trí Long, Chuyên gia Kinh tế phân tích: Cốt lõi cho vấn đề tiêu thụ nông sản ở nước ta là các cơ quan chức năng phải tập trung nghiên cứu và dự báo về thị trường để cung cấp cho cả người nông dân lẫn doanh nghiệp. Phải có dữ liệu thì mưới biết trồng cây gì, nuôi con gì và ở mức độ bao nhiêu là phù hợp.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cũng cho rằng, để hạn chế tình trạng dân đổ xô trồng rồi chặt bỏ, cần hình thành các Hợp tác xã để nhóm vào các mặt hàng, không để nông dân tự phát. Bên cạnh đó, nếu thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư tăng cường chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm. Thúc đẩy xuất khẩu, sẽ không còn cảnh được mùa rớt giá như hiện nay.
Tuy nhiên, câu chuyện “được mùa, mất giá” và người dân cả nước chung tay “giải cứu” các vẫn chưa bao giờ cũ đối với người nông dân Việt trong nhiều năm trở lại đây.
Câu chuyện rớt giá của nông sản một cách thảm hại trong những năm qua, đặc biệt là năm 2018, có một phần trách nhiệm không nhỏ từ phía chính quyền và tổ chức kinh tế.
Ông Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia nông nghiệp phân tích “Phần lớn, người nông dân thiếu thông tin về thị trường, nên dẫn đến tình trạng sản xuất đại trà, không đạt tiêu chuẩn thế giới quy định nên đầu ra chỉ có thể cung cấp cho thị trường dễ tính. Đến khi thị trường đó dư thừa thì nông sản của chúng ta thành thứ ...đổ bỏ”.
Ông Thủy phân tích thêm, nông sản, đặc biệt là hoa quả tươi chỉ có giá trị trong 36 -48 tiếng đồng hồ sau khi thu hoạch. Sau thời gian này, nếu không được bảo quản một cách tốt nhất thì coi như hỏng. Với trách nhiệm của mình, chính quyền địa phương cần phải tổ chức các cơ sở, kho bảo quản để trữ nông sản, góp phần điều chỉnh giá và phân phối hàng đến các thị trường bán lẻ. Thế nhưng điều này dường như các địa phương không làm. “Hệ lụy mất giá có trách nhiệm không nhỏ từ cơ quan chức năng. Tôn chỉ đặt ra là “Chính quyền phải dẫn dắt người dân đi từ thắng lợi mùa vụ cho đến thắng lợi hợp đồng” - ông Thủy nhấn mạnh.
Su hào không bán được, người nông dân chặt bỏ, vất đống.
Đã đến lúc ngừng trông đợi vào tình thương và lòng trắc ẩn?
Điểm mấu chốt của tiêu thụ nông sản là xây dựng các trung tâm nông sản, các chợ đầu mối. Đối với doanh nghiệp là chung tay xây dựng mô hình hợp tác, đi theo cả suốt cuộc hành trình từ sản xuất đến tiêu thụ. Song song với đó là sự chuyển mình một cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa về mọi mặt, bao gồm từ khâu sản xuất như: Quy trình, sản xuất sạch, lưu trữ đến việc chế biến đúng, đủ an toàn thực phẩm mà thế giới đã đặt ra.
Những vụ việc khoai tây Trung Quốc được “ngụy trang” bằng đất Đà Lạt để tiêu thụ dưới danh nghĩa đặc sản Lâm...