Thông tin từ cổng thông tin Bộ Công an cho biết, thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an về việc mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã xác lập chuyên án đấu tranh với hành vi: Mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, chi nhánh Long An nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước. gồm:
1. Ngô Bá Thắng - Giám đốc chi nhánh Long An, thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh;
2. Trần Văn Miền - Phó Giám đốc chi nhánh Long An, kiêm Trạm trưởng Trạm thu phí Chợ Đệm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh;
3. Tô Phước Hùng - Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh;
4. Nguyễn Thị Kim Huệ - Kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh;
5. Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Xuân Phi
Quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.
Liên quan đến Công ty CP Yên Khánh, ngày 23.11.2018, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã thực hiện xong các quyết định và lệnh bắt tạm giam bị can: Đại tá Trần Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Hải Thành/Quân chủng Hải quân và Vũ Thị Hoan, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Yên Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Khánh - Hải Thành.
Nhân vật đáng chú ý trong số các bị can vừa bị khởi tố, bắt tạm giam là bà Vũ Thị Hoan, một nữ đai gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh.
Công ty Yên Khánh được thành lập từ năm 2005, với các ngành nghề kinh doanh chính chủ yếu là sản xuất plastic và cao su tổng hợp, bán buôn các loại hàng hóa, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, vận tải hàng hóa…
Công ty Yên Khánh có 3 cổ đông sáng lập bà Đinh Thị Hiên (30%), Vũ Thị Hoan (69,5%) và Đinh Thị Liên (0,5%). Thời điểm hiện tại, Yên Khánh đã có vốn điều lệ lên tới 1.800 tỷ đồng.
Không chỉ là giám đốc của Công ty Yên Khánh, Vũ Thị Hoan còn là 1 trong 3 cổ đông của Công ty Cổ phần Yên Khánh Hải Thành có địa chỉ đăng ký tại số 07-09 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Trước đó, theo thông báo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ 0 giờ ngày 1.1.2019, tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long sẽ bàn giao tài sản thuộc tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương cho Cục Quản lý đường bộ IV (thuộc tổng cục Đường bộ Việt Nam) tiếp nhận quản lý.
Theo lãnh đạo tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc tạm dừng thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương là theo quy định hợp đồng bán quyền thu phí giữa tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (đây là tổng công ty thuộc bộ GTVT) và công ty CP Tập đoàn Yên Khánh (trước đây là công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại - Sản xuất Yên Khánh) của Vũ Thị Hoan đến thời điểm trên đã hết hạn.
Quyền quản lý cao tốc TP.HCM – Trung Lương sẽ do tổng cục Đường bộ Việt Nam phụ trách. Sau khi tiếp nhận, đơn vị này sẽ tiến hành sửa chữa, nâng cấp trạm thu phí.
Đối với việc thu phí trong thời gian sửa chữa nâng cấp xong, sẽ phải chờ tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo các cơ quan thẩm quyền để đưa ra các phương án tiếp theo. Hiện nay, bộ GTVT chưa bán quyền thu phí đường ô tô cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho đơn vị mới nào.