Chiến dịch Barbarossa, kế hoạch xâm lược Liên Xô của Đức được xem là chiến dịch quân sự lớn nhất của Berlin trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trùm phát xít Adolf Hitler dù rất thận trọng với chiến dịch này những vẫn tin rằng kiểu chiến tranh chớp nhoáng "Blitzkrieg" sẽ khiến Liên Xô vĩ đại phải đầu hàng sau ba tháng. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Chiến dịch này được ban hành tới các đơn vị của Đức theo Chỉ thị Fuhrer 21, được ký duyệt vào ngày 18.12.1940. Tình báo Liên Xô có tới 6 tháng trước khi chiến dịch bắt đầu nhưng họ không thể đưa ra được dự báo chính xác dù chiến dịch lớn như thế này cực kỳ khó bảo mật thông tin. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Tháng 2.1941, tình báo Anh và Pháp đã có được thông tin về một chiến dịch tấn công Liên Xô của Đức sắp diễn ra và muốn Stalin đứng về phía mình chống Phát xít. Tuy nhiên trước khi Đức nổ súng, Moscow vẫn tin về hiệp ước không xâm phạm đã được ký kết với Berlin trước đó và cho rằng không thể tin được tình báo Anh và Pháp. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Chiến dịch có quy mô lớn nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 này được Đức tung vào tổng cộng 3 triệu quân với biên chế 152 sư đoàn. Trong đó bao gồm 17 sư đoàn xe tăng và 13 sư đoàn cơ giới. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Phục vụ cho việc di chuyển 3 triệu quân này là 625.000 con ngựa cùng 600.000 xe máy được huy động. Nguồn ảnh: Historyforcus.
3350 xe tăng cùng 7146 khẩu pháo các cỡ và 1950 chiếc máy bay - gần như toàn bộ quân số của Không quân Đức lúc đó được đưa vào cuộc chiến. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Phần Lan - quốc gia đã chiến thắng Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông ủng hộ Đức 14 sư đoàn, 7 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Đại sứ quán Đức tại Moscow nhận được thông báo Đức gây chiến với Liên Xô vào lúc 05:30 ngày 22.6.1941 - một tiếng rưỡi sau khi Đức nổ súng tấn công Liên Xô và các nhân viên trong Đại sứ quán Đức cũng bàng hoàng không kém gì người dân Liên Xô về cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Đức tấn công Liên Xô trên mọi mặt trận, tiền tuyến trải dài tới 2500 km từ biển Baltic cho tới tận Biển Đen. Đức chia 3 triệu quân thành ba tập đoàn quân với ba mục tiêu chính đó là Stalingrad, Moscow và Leningrad. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Mặc dù chiến thắng trên mọi mặt trận nhưng quân Đức lại thiếu phương tiện cơ giới trầm trọng, chỉ 20% trong số 3 triệu quân của Đức được cơ giới hóa, số còn lại phải đi bộ và đi ngựa, không đủ tốc độ bắt kịp với lực lượng cơ giới. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Các tài liệu của Liên Xô cho biết, lãnh đạo Liên Xô tối cao khi đó Iosif Stalin đã bị sốc nặng vì cuộc tấn công bất ngờ này. Nhà lãnh đạo Liên Xô được cho là đã im lặng suốt 11 ngày sau cuộc tấn công. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Đức không hề áp đảo Liên Xô về quân số. Một điều bất ngờ đó là số lượng xe tăng và máy bay của Liên Xô đều nhiều hơn Đức nhiều lần, tuy nhiên phần lớn đều đã quá lỗi thời. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Trong thời gian diễn ra cuộc tấn công, Liên Xô đang có tổng cộng 150 sư đoàn ở mặt trận phía Đông, thừa sức kháng cự thậm chí đánh "bật" lại quân Đức. Tuy nhiên do thiếu liên lạc, tinh thần kém và quá hoảng loạn, phần trong số 150 sư đoàn này đều rút chạy hoặc bị bắt sống. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Cụ thể, chỉ tính riêng ở Kiev và ở Minsk, Đức đã buộc 1,3 triệu quân Liên Xô phải buông súng đầu hàng do bị bao vây. Tới hết tháng 7 nghĩa là khoảng hơn một tháng kể từ ngày nổ súng, Đức đã chiếm được diện tích lãnh thổ Liên Xô rộng gấp đôi nước Pháp, tuy nhiên Moscow, Stalingrad và Leningrad vẫn còn ở xa - Liên Xô là quá rộng lớn. Nguồn ảnh: Historyforcus.
Giữa tháng 8.1941, Liên Xô tung thêm 200 sư đoàn vào mặt trận phía Đông, quân số Liên Xô chính thức áp đảo Đức quốc xã trên mọi mặt. Nguồn ảnh: Historyforcus.