Thời gian gần đây, hàng loạt ổ nhóm cho vay tín dụng đen đã bị phát hiện và bắt giữ. Điển hình như việc bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây tín dụng đen tại Bình Dương vào ngày 5.1.2019. Cuối năm 2018, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) triệt phá tổ chức tín dụng đen lớn nhất nước, cho vay với lãi suất lên đến hơn 1.000%. Cùng thời điểm, Công an huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã triệt phá 7 nhóm cho vay nặng lãi hoạt động liên tỉnh với mức lãi suất “cắt cổ” từ 250 - 350%/năm.
Lật mặt tín dụng đen
Tín dụng đen là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất do pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
Hoạt động của tín dụng đen có thể gắn với hoạt động của tội phạm có tổ chức và núp dưới các vỏ bọc là cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cơ sở kinh doanh tài chính, doanh nghiệp, công ty được cấp phép hoặc không phép.
Ngoài ra, đối tượng cho vay tín dụng đen con sử dụng hình thức chơi hụi họ, phường, kinh doanh đa cấp, sử dụng ứng dụng di động, cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng (P2P)... để mời chào người vay vốn với lãi suất cao. Thậm chí tín dụng đen còn xuất hiện ngay trong những xới bạc mà lực lượng công an đã từng triệt phá.
Công an TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) bắt giữ nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen, chuyên cho vay nặng lãi, đến từ nhiều tỉnh phía Bắc. Ảnh: L.H
“Đầu ra” của tín dụng đen rất đa dạng. Đó là sinh viên, học sinh, người kinh doanh nhỏ lẻ, công chức và cả gái mại dâm, dân cờ bạc lô đề, cá độ, buôn lậu, buôn hàng cấm, cò mồi bất động sản, người dân cần tiền cấp bách để chi tiêu” - ông Tám cho biết.
Đại tá Phạm Văn Tám - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, nhận định, tín dụng đen như những tên cướp ngày, tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đã xảy ra từ nhiều năm nay và ngành công an cũng áp dụng nhiều giải pháp tuy nhiên đến nay tín dụng đen vẫn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp và tinh vi hơn.
Ngân hàng vào cuộc
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 4 năm qua, cả nước có tới 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen,
Tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài xử phạt nặng, thậm chí rút giấy phép nếu công ty tài chính tiêu dùng có hành vi vi phạm, lợi dụng hoạt động của mình để tiếp tay cho xã hội đen, cho vay nặng lãi. |
với 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 1.809 vụ lừa đảo… Còn theo tính toán mà NHNN đưa ra, số vốn mà các tổ chức cho vay có tính chất xã hội đen là khoảng 2.500 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân khiến cho tình trạng tín dụng đen ngày càng phổ biến, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: “Tín dụng đen là một vấn đề mà cả xã hội bức xúc bởi không chỉ gây mất trật tự an toàn tại địa phương mà ảnh hưởng lớn đến xã hội. Tại nhiều địa phương, người dân không tiếp cận được tín dụng chính thức mà phải tiếp cận tín dụng đen”.
Phó Thống đốc cho biết, NHNN đề nghị Agribank sớm triển khai thêm 5.000 tỷ đồng vay tín chấp để phục vụ các nhu cầu vốn cấp bách của người dân, hộ gia đình khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, yêu cầu của NHNN là Agribank cần đưa ra điều kiện, thủ tục hết sức đơn giản, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh, có thể xét duyệt trong một ngày và mức cho vay tối đa khoảng 30 triệu đồng với lãi suất cho vay được tính toán hợp lý. “Việc đưa thêm 5.000 tỷ đồng giao cho Agribank triển khai để phục vụ nhu cầu vay cấp bách của người dân, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Liên quan đến chỉ đạo của lãnh đạo NHNN, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng khẳng định, trong năm 2019 này Agribank sẽ tăng hạn mức cho vay tiêu dùng 5.000 tỷ đồng để giúp người dân thoát khỏi tín dụng đen.
Được biết, NHNN cũng đã yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội trình NHNN để báo cáo Chính phủ cho bổ sung chương trình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống của hộ cận nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng ưu tiên với lãi suất cho vay hợp lý.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN: TS Cấn Văn Lực - thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch công ty luật Basico: Nhật Minh (ghi) |