Sau những ngày giữ quyền im lặng, bác sĩ Hoàng Công lương đã trả lời luật sư.
Tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Quynh hỏi: “Có khi nào bị cáo Lương uỷ quyền cho bác sĩ ra y lệnh?”. Bác sĩ Lương trả lời bị cáo không có quyền làm điều đó, bác sĩ nào có chứng chỉ hành nghề, làm việc tại khoa hồi sức tích cực đều có thể giao y lệnh lọc máu chạy thận.
Đầu tháng 3.2016, bị cáo Lương được đi học đào tạo giảng viên chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân tại TP.Việt Trì.
Đơn nguyên thận nhân tạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình - nơi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng khiến 9 bệnh nhân tử vong.
Luật sư Quynh tiếp tục hỏi: “Việc bị cáo đi, ai sẽ là người gia y lệnh?”. Bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết: “Bị cáo nhớ, trong một tuần đó, bác sĩ nào trong khoa cũng có thể ra y lệnh".
Bác sĩ Lương cho biết, bác sĩ nào trong khoa cũng có thể ra y lệnh chạy thận.
Tại phiên tòa, luật sư Quynh cũng hỏi bác sĩ Huyền – đồng nghiệp của bác sĩ Lương về ngày xảy ra sự cố chạy thận nhân tạo khiến 9 người tử vong (29.5.2017) có bao nhiêu bác sĩ được ra y lệnh, bác sĩ Huyền khẳng định: “Thời điểm đó chỉ có bác sĩ Lương được ra y lệnh”.
Bác sĩ Huyền cũng cho biết: "Khi nào bác sĩ Lương vắng mặt, bác sĩ Lương sẽ giao cho chúng tôi thực hiện y lệnh, việc làm này bằng miệng. Trong thời kỳ làm việc, cũng có thời điểm bác sĩ Lương vắng mặt".