Thời nay, chuyện "yêu" đã trở nên quá tự do và phóng túng. Mọi tình cảm, cảm xúc đều có thể dễ dàng như việc "yêu hay không yêu không yêu hay yêu nói một lời". Khi chuyện "yêu" tưởng chừng như là chuyện riêng tư của hai người thì ở thời xưa, trong cung cấm vấn đề này đã trở thành chuyện "đại sự".
Những mối duyên đẹp, những lần tình cờ gặp gỡ của các vị vua khi đi vi hành thực chất chỉ xảy ra trong phim ảnh. Thực tế, sử sách ghi chép, mọi tình cảm cá nhân của Hoàng đế đều bị chi phối và chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều phía.
Ngỡ tưởng làm Hoàng đế là sung sướng, nắm trong tay cả thiên hạ, cả ngàn vạn cung tần mỹ nữ. Thế nhưng, đó mới chỉ là "mặt nổi" của vấn đề. Hậu cung có đến cả nghìn người đẹp song không phải vua cứ "muốn là được". Việc ân ái của họ cũng có quy định rõ ràng.
Thành lập một bộ phận chuyên trách chuyện "giường chiếu" của Hoàng đế
Nói việc được Hoàng đế "lâm hạnh" là một ván bài của 3 vạn mỹ nữ trong hậu cung Trung Hoa xưa quả không có gì sai, bởi không ai biết rằng điều này tùy thuộc vào vận may rất lớn của mỗi người khi sử dụng những "công cụ tuyển chọn" hết sức may rủi.
Từ thời nhà Minh, hậu cung bắt đầu có phòng kính sự chuyên quản lý chuyện sinh hoạt giường chiếu của vua, từ việc sắp xếp, ghi chép tên tuổi phi tần "qua đêm" với Hoàng đế cho đến việc giúp phi tử tránh thai vào những lúc cấp thiết.
"Xếp số" để được "lâm hạnh"
Theo quy định, Hoàng hậu không nằm trong danh sách phải chờ đợi này, còn lại tất cả đều phải "theo quy định mà làm".
Trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc, chúng ta vẫn thường thấy hiện tượng Hoàng đế sủng hạnh một phi tần nào đó mà lạnh nhạt với Hoàng hậu, điều này theo quy định là không được phép.
Mỗi phi tần sẽ được khắc tên lên một tấm biển. Thái giám phòng kính sự sẽ thu thập những tấm bảng này và đặt vào trong một cái chậu rồi đưa đến trước mặt Hoàng thượng cùng với bữa tối. Đợi vua dùng bữa xong, thái giám sẽ mời ông ta chọn lấy một tấm. Việc một phi tần có được lựa chọn hay không, thái giám phòng kính sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hậu cung có nhiều đàn bà đến vậy, mặt mũi họ ra sao, ai đang chờ đợi để được "phục vụ" bề trên, hẳn Hoàng đế khó mà nhớ hết.
Ảnh minh họa
Vì thế, nếu thái giám cố tình không để tấm bảng vào trong chiếc chậu "thần thánh", cũng chẳng ai biết đấy là đâu. Hoặc thái giám chỉ nói đỡ một hai câu cho một vị phi tần nào đó, không sớm thì muộn người đó cũng có ngày được diện kiến Hoàng thượng.
Được chọn nhờ vào xúc xắc
Những năm Khai Nguyên dưới thời nhà Đường, viên xúc xắc đóng vai trò như một "bà mối" để quyết định ai sẽ là người có được ân sủng đó. Lý do là bởi Hoàng đế không thích vì việc thị tẩm mà hao tâm tốn sức, liền cho các cung phi đổ xúc xắc để quyết định người được sủng hạnh.
Tuy nhiên, cách thức cụ thể không còn được ghi chép nhiều nên sử liệu về chúng hoàn toàn trống vắng, nhưng chỉ cần biết "quyền năng" của viên xúc xắc lúc bấy giờ có thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh của một mỹ nhân hậu cung thì cũng đủ để thấy, đẹp là một chuyện, tài giỏi là một chuyện còn được lâm hạnh hoặc được mang long thai hay không lại là một chuyện khác.
"Điệp hạnh" – phương pháp tuyển chọn "người ngủ cùng" bằng bươm bướm
Việc tuyển chọn kỳ lạ này cũng diễn ra dưới thời nhà Đường, cụ thể là thời đại của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Sử liệu chép rằng, cách thức này diễn ra hết sức đơn giản, các phi tần trong cung cài hoa tươi lên đầu, sau đó người hầu của nhà vua sẽ thả bươm bướm. Con bươm bướm này đậu vào đóa hoa trên đầu ai thì người đó sẽ được Hoàng đế qua đêm.
Ném tiền để quyết định may rủi
Ngoài cách thức thú vị và hoa mỹ như trên, Lý Long Cơ còn nghĩ ra một cách khác hay ho không kém, tất nhiên, cách này cũng dựa vào vận may rất lớn. Đó là "đầu tiễn đổ tẩm", theo đó, nhà vua sẽ ngẫu hứng ném một đồng tiền để các phi tần tranh nhau nhặt. Ai nhặt được đồng tiền ấy sẽ may mắn được Hoàng đế sủng hạnh một đêm.
Một vài cách khác để chọn người "lâm hạnh" nhưng không phổ biến qua nhiều đời vua
Giống như việc tung xúc xắc, "điệp hạnh", "đầu tiễn đổ tẩm", những phương pháp lựa chọn như "huỳnh hạnh" (bắt đom đóm), "hương hạnh" (bắt túi thơm) cũng có bản chất may rủi tương tự.
Riêng Đường Kính Tông Lý Đam đã tìm ra một cách độc đáo để chọn người ân ái đó là dùng "phong lưu tiễn", tức là mũi tên làm từ giấy có bọc xạ hương bên trong, cung làm bằng vỏ trúc. Bằng cách này, tất cả phi tần sẽ được tập trung và xếp hàng tại một chỗ, đợi Hoàng đế bắn mũi tên giấy về phía họ. Mũi tên hướng vào ai thì người đó được chọn.
Còn ở thời nhà Minh thì có quy tắc "đèn lồng đỏ treo cao". Tức là khi ánh mặt trời vừa tắt, màn đêm buông xuống thì các phi tần trong hậu cung vội treo 2 chiếc đèn lồng đỏ trước cửa cung của mình.
Đến giờ "lâm hạnh" Hoàng đế sẽ lựa chọn ngẫu nhiên tùy hứng, cũng có thể tùy vào cảm xúc của ông khi đó, ông sẽ chọn đến cung có cặp đèn lồng vừa ý và tất nhiên, chủ nhân của cung đó sẽ được Hoàng đế "lâm hạnh" và 2 chiếc đèn lồng treo ở cửa được tắt đi.
Cũng trong lúc này, thái giám sẽ thông báo ở cách cung khác rằng Hoàng thượng đã có chỗ nghỉ trong đêm nên các phi tần còn lại hãy tắt đèn mà đi ngủ, đừng chờ đợi phí công.
Cuộc "yêu" của Hoàng thượng diễn ra như thế nào?
Người ghi lại hoạt động này cũng là người được vua tin cậy nhất, chính là thái giám cảnh vụ. Đây còn phải là một người có tính kỹ lưỡng, ông còn phải ghi chép thật rõ ràng, tỉ mỉ, từ ngày, giờ, đến từng tiếng động để làm bằng chứng cho việc mang thai, và sổ sách quan trọng này còn được báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau.
Mỗi hoàng đế có một khả năng giường chiếu khác nhau, tuỳ theo thể lực. Vua Minh Mạng được cho là vị vua sung mãn, khi mỗi đêm ông có thể "chiều" đến 5,6 cung tần, mỗi canh mỗi bà.
Chuyện phòng the của các Hoàng đế của Trung Quốc thì được điều chỉnh theo mặt trăng. Khi mặt trăng bắt đầu tròn, Hoàng đế sẽ quan hệ với những phi tần ở thứ bậc thấp đến cao dần. Đến khi mặt trăng tròn hẳn, Hoàng đế sẽ sủng hạnh hoàng hậu.
Khi mỹ nữ được nhà vua chọn, thái giám sẽ cởi bỏ toàn bộ y phục, dùng một tấm khăn choàng lông bọc cơ thể lại, vác trên lưng mang đến cung của Hoàng đế. Đây là phương pháp an toàn bảo vệ Hoàng đế phòng tránh việc cất giấu vũ khí trong người ám sát vua.
Ảnh minh họa
Mỹ nữ phải chờ cho Hoàng đế nằm xuống, chỉ được bò vào giường từ phía dưới chân Hoàng đế. Thái giám lúc này chờ ngoài cung, đợi "cuộc mây mưa" của Hoàng đế kết thúc. Người ta cho rằng các bà vợ lẽ chính là người làm tổn thọ Hoàng đế nên thời gian cho cuộc mây mưa này thông thường kéo dài 30 phút.
Sau khi "cuộc vui" kết thúc, phi tử không được phép tiếp tục "qua đêm" trong phòng ngủ của vua và ngược lại, Hoàng đế cũng không được phép sang cung của phi tử. Nói cách khác, hai bên chỉ được "đi tàu nhanh" trong chốc lát, tuyệt đối không được bên nhau suốt đêm dài.
Nếu quá thời gian quy định cho mỗi cuộc "mây mưa", nhà vua sẽ được thái giám bên ngoài nhắc khéo rằng "đã hết giờ". Nếu không thấy có phản ứng gì, thái giám sẽ tiếp tục nhắc thêm 2 lần nữa.
Nhắc 3 lần vẫn không có động tĩnh từ bên trong vọng ra, người này sẽ tự mở cửa đi vào, cõng phi tần kia đi thẳng về cung nhằm tránh cho Hoàng đế "lao lực", ảnh hưởng đến long thể.
Từ những tình tiết trên, có thể thấy chuyện ân ái của một ông vua chẳng hề lãng mạn hay thỏa mãn như nhiều người vẫn tưởng. Về đời sống tình cảm có lẽ kẻ thường dân còn hạnh phúc trọn vẹn hơn đấng minh quân.