Dân Việt

Tên sát nhân kỳ dị có sở thích giết phụ nữ: Ngày đền tội

Đàm Anh (Theo Murderpedia) 27/01/2019 03:55 GMT+7
Denyer thừa nhận trong nhiều năm qua, hắn luôn rình rập và hạ sát bất cứ cô gái trẻ nào có thể. “Lý do tôi giết họ ư? Đơn giản chỉ vì tôi ghét họ”, tên sát nhân cho biết.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ 7 tuần, những người dân vùng Frankston (Victioria, Australia) liên tục đón nhận những tin xấu khi mà địa phương này xảy ra liên tiếp những vụ án nghiêm trọng và đẫm máu. Phải rất khó khăn cảnh sát mới đưa được hung thủ ra ánh sáng nhưng những tội ác của hắn cho đến nay, dù đã hàng chục năm trôi qua vẫn gây ám ảnh với nhiều người.

Sát thủ máu lạnh

Những bằng chứng của cảnh sát khiến khuôn mặt tên sát nhân hàng loạt biến sắc. Nhưng rồi nhanh chóng, nó trở lại trạng thái ban đầu. “Đúng, là tôi giết Rusell!”, Denyer tuyên bố trong sự ngạc nhiên của các điều tra viên vì họ nghĩ rằng tên tội phạm sẽ chưa dễ dàng nhận tội.

Tuy nhiên, cho đến lúc thừa nhận, thái độ của tên sát nhân vẫn không có gì thay đổi, giọng nói đều đều thuật lại tất cả hành vi của mình. Sau khi giết Rusell, Denyer đi bộ về phía con đường nơi y đến, bất ngờ hắn nhìn thấy 2 viên cảnh sát tìm kiếm quanh xe của mình. Vì thế, Denyer nhanh chóng trốn đi một đường khác.

Về tới nhà, hắn lập tức đi gột rửa lại quần áo và chân tay dính máu rồi vứt vũ khí ra phía sân sau và đưa người yêu Sharon đi làm, sau đó về nhà ngủ ngon lành.

img

Denyer bị cảnh sát áp giải tới tòa

Trong suốt buổi chất vấn, Denyer tỏ ra không hối hận với những gì mình làm. Denyer thừa nhận, trong nhiều năm qua hắn luôn rình rập và hạ sát bất cứ cô gái trẻ nào có thể. “Lý do tôi giết họ ư? Đơn giản chỉ vì tôi ghét họ”, kẻ giết người hàng loạt cho hay. “Chỉ có Sharon Johnson là người duy nhất tôi không bao giờ ghét. Cô ấy không giống bất cứ một người con gái nào khác. Tôi sẽ không bao giờ làm đau Sharon”.

Lời khai kết thúc cũng đúng vào lúc hồ sơ tội phạm của Denyer được hoàn tất. Hắn bị cáo buộc giết Elizabeth Stevens, Debbie Fream, Natalie Russell và cố ý giết Roszsa Toth. Theo thông tin từ phía cảnh sát, chắc chắn con số nạn nhân của hắn không chỉ dừng lại ở đó.

Phiên tòa đẫm nước mắt

Ngày 15/12/1993, phiên tòa xét xử Denyer được diễn ra. Người thân và bạn bè của các nạn nhân chiếm tới nửa căn phòng lớn. Những tiếng khóc liên tục vang lên, nhất là khi tên sát nhân mô tả lại hành vi của mình. Tòa án tối cao Victoria cho rằng những cáo buộc dành cho Denyer là hoàn toàn chính xác.

Ông Ian Joblin - nhà tâm lý học, người chịu trách nhiệm kiểm tra sức khỏe của Denyer khi y bị tạm giam chờ tuyên án cho biết: "Bản thân Denyer vẫn bình thường và không có chút gì hối hận. Đối tượng thấy vô cùng “hài lòng”,  khi kể lại toàn bộ câu chuyện về những vụ giết người".

Denyer đổ lỗi cho vô số thứ xảy ra trong cuộc sống đẩy y thành kẻ giết người hàng loạt. Denyer còn kể lại chuyện bị anh trai hành hạ thể xác hồi nhỏ. Nhà tâm lý học Ian Joblin không tin những lý do mà hắn đưa ra. Joblin nói có hàng nghìn người sống trong hoàn cảnh như vậy, thậm chí là khó khăn hơn mà họ vẫn sống tốt. Tại sao anh ta lại khác biệt?

Cuối cùng, Joblin đưa ra nhận xét: “Denyer là một kẻ giết người theo kiểu ngẫu nhiên, không tính toán và bản thân hắn cũng chẳng bao giờ có động cơ, ngoại trừ một việc là y luôn tìm phụ nữ để sát hại”.

Ngày 20/12/1993, thẩm phán Vincent tuyên Paul Charles Denyer 3 án tù chung thân không giảm án, một án 8 năm tù cho tội bắt cóc Roszsa Toth. Điều này cũng có nghĩa kẻ giết người hàng loạt ở Frankston sẽ phải sống trong tù suốt quãng đời còn lại.

Thẩm phán nói: “Những gì anh đã gây ra khiến hàng nghìn phụ nữ lo sợ trong suốt thời gian dài. Không chỉ vậy những người đàn ông hay trẻ em cũng lo sợ không kém”.

Về phía Paul Denyer, hắn tuyên bố rằng bản án này là quá nặng và sẽ liên tục kháng cáo. Nhưng với những gì đã gây ra, con đường trở lại cuộc sống bình thường của tên sát nhân hàng loạt là điều khá mong manh.

(Hết)

Tên sát nhân kỳ dị có sở thích giết phụ nữ: Những cái chết bí ẩn

Chỉ trong 7 tuần, những vụ án mạng ghê rợn đã liên tiếp xảy ra khiến mọi người vô cùng hoang mang lo sợ.