Cả màn hình notch và đục lỗ đều khiến không gian màn hình bị mất đi một phần nội dung hiển thị. Trong khi notch làm mất đi phần giữa của phía trên thì đục lỗ lại làm mất phần tử chiếm ở góc nhỏ trên màn hình. Chính những yếu tố này khiến cho nhiều người bỏ lỡ khu vực chưa sử dụng trên nó.
Honor View 20 đi kèm hệ thống màn hình đục lỗ chứa camera selfie.
Dựa trên các tính toán bằng cách sử dụng hai trong số các điện thoại có camera đục lỗ được công bố gần đây vì chúng đại diện cho hai đầu của kích thước, gồm Honor View 20 có vòng tròn nhỏ nhất và Galaxy A8s có vòng tròn lớn nhất. Sau đó sử dụng một số thiết bị với notch phổ biến hơn để so sánh.
Như những gì thể hiện cho thấy, mức tăng ở cả kích thước tuyệt đối và diện tích bị lãng phí hoàn toàn tồn tại, nhưng trong trường hợp của Galaxy A8s thì chúng khá nhỏ. Mặt khác, Honor View 20, với lỗ tròn chỉ 4,5mm so với 6,7mm trên A8s nhưng lại có phần lãng phí cao hơn. Tuy nhiên điều này chỉ bằng gần một nửa không gian so với notch giọt nước của Oppo R17 Pro và chưa đến một phần tư so với những gì mà iPhone XS gây ra.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng màn hình đục lỗ hiện chỉ được sử dụng trên ba điện thoại, và tất cả chúng đều sử dụng tấm nền IPS LCD. Rất có thể nó được thực hiện thậm chí tốt hơn trên một chiếc điện thoại cao cấp sử dụng tấm nền OLED.
Oppo R17 Pro với màn hình notch giọt nước.
Màn hình đục lỗ cũng mang lại một số ưu điểm và nhược điểm khác. Đầu tiên là sự đối xứng, nơi một màn hình đục lỗ ở một trong các góc của màn hình tạo ra sự mất cân bằng và một số chắc chắn sẽ thấy nó xấu xí. Mặt khác, khi xem video hoặc chơi game, khu vực ở góc màn hình sẽ hiếm khi chứa bất cứ thứ gì có giá trị, trong khi phần giữa (nơi notch thường chiếm dụng) sẽ chứa những thứ quan trọng hơn.
Vì vậy, màn hình đục lỗ thực sự mang lại lợi ích cho người dùng ngay cả khi tính thẩm mỹ có thể không phải là sở trường của nó.
Oppo R17 Pro sở hữu màn hình hiển thị lên đến 91,5%, cùng cụm camera 3 ống kính phía sau vô cùng độc đáo.