Cụ thể, trong kì, HSG đạt doanh thu thuần hơn 7.545 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn tăng 4% nên biên lãi gộp quý 4 chỉ đạt 8%, sụt giảm mạnh so với mức 15% của cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của Hoa Sen đạt 607 tỷ đồng.
Về các khoản chi phí, tiền dành cho quản lý doanh nghiệp là 113 tỷ đồng, chi phí tài chính là 198 tỷ đồng, chi phí bán hàng là 436 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Hoa Sen là âm 116 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Hoa Sen lại bất ngờ ghi nhận khoản thu nhập khác lên đến 217,5 tỷ đồng, trong đó hơn 122 tỷ đồng từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và hơn 95 tỷ đồng từ các khoản khác. Kết quả Hoa Sen thoát lỗ và ghi nhận lãi ròng gần 61 tỷ đồng trong quý vừa rồi, giảm mạnh tới 82% so với cùng kì năm trước.
Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của Hoa Sen đạt 19.834 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Lượng hàng tồn kho của HSG là gần 5.686 tỷ đồng, giảm hơn 921 tỷ đồng so với đầu niên độ. Nợ vay ngắn hạn của HSG giảm hơn 2.422 tỷ đồng so với đầu kỳ, xuống còn 8.457 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HSG đang giao dịch quanh mức 6.600 đồng/cổ phiếu.
Hoa Sen không phải là doanh nghiệp duy nhất chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự khó khăn của thị trường thép trong thời gian gần đây. Hàng loạt đại gia thép Việt khác cũng công bố những kết quả kinh doanh sụt giảm trong quý vừa rồi.
Điển hình như Thép Nam Kim báo lỗ tới 187 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận cả năm giảm 92%. Đại Thiên Lộc cũng lỗ 52 tỷ đồng trong quý 4. Hay đại gia thép số 1 Việt Nam là Hòa Phát cũng báo lợi nhuận sụt giảm gần 27% trong quý này.
Sau thời gian lận đận, Quốc Cường Gia Lai đã cho thấy điểm sáng trong quý cuối cùng của năm 2018.