Một bộ bút lông và nghiên mực điển hình của người Việt xưa. Đây là hai đồ vật trong “văn phòng tứ bảo” của giới nho sĩ, gồm bút, giấy, nghiên mực và thỏi mực. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn ở thành phố Huế.
Một chiếc nghiên mực của người Việt xưa được chế tác bằng ngọc thạch nguyên khối. Nghiên mực làm bằng chất liệu quý phản ánh địa vị xã hội - kinh tế của người chủ sở hữu.
Nghiên mực hình rùa - con vật tượng trưng cho sự trường thọ theo quan niệm người xưa.
Gác bút làm bằng ngọc. Khi tạm ngừng sử dụng, bút sẽ được đặt nằm trên gác bút.
Ống bút làm bằng gốm hoa lam trang trí bằng các áng văn chữ Hán. Vật dụng này dùng để đựng những chiếc bút khi không sử dụng.
Ống bút bằng ngà khắc hình các ông tiên đánh cờ.
Một bộ nghiên, ống bút, gác bút làm bằng ngọc.
Hộp đựng bút làm từ ngà voi được chạm khắc tinh xảo.
Một chiếc chặn giấy được chế tác cầu kỳ.
Kính đeo mắt, người xưa gọi là "mục kỉnh".
Nghiên mực bằng sứ trang trí hình ảnh cây lá.
Hộp đựng nghiên mực khảm xà cừ tinh xảo.
Các thỏi mực tàu được trang trí hình vẽ sinh động, mỗi thỏi mực đẹp như một họa phẩm nhỏ.
Sách của người xưa được in theo lối thủ công trên giấy dó.