Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy. |
Nỗ lực với những nghiên cứu
Michelle Jones được tha tù hồi năm 2017, sau khi trải qua 20 năm thụ án tù tại một nhà tù ở bang Indiana, Mỹ vì tội giết con trai 4 tuổi. Ngay ngày hôm sau, cô đến đại học New York và trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Hoa Kỳ học.
Trong khi đang thụ án tù, Michelle Jones đã trở thành một học giả về lịch sử Mỹ và trình bày nghiên cứu của bản thân qua các cuộc họp video với các nhà sử học.
Michelle Jones đã khẳng định được khả năng của mình từ khi ở trong tù.
Jones mang thai năm 14 tuổi sau khi làm "chuyện ấy" với một nam sinh trung học. Mẹ cô đáp lại chuyện con gái mang thai bằng cách dùng một tấm bảng đập vào bụng Jones. Trong bài tự giới thiệu bản thân gửi kèm đơn đăng ký học tại Havard, Jones cho hay bản thân bị suy sụp tâm lý sau nhiều năm bị bỏ rơi và bị gia đình bạo hành, cô cũng đối xử với con trai Brandon Sims tương tự như vậy.
Bé trai này tử vong năm 1992, thi thể chưa bao giờ được tìm thấy. Hai năm sau đó, trong một lần ở tại trung tâm sức khỏe tâm thần, Jones thừa nhận, cô đã chôn cất con trai mà không báo cho cảnh sát hay cha của đứa bé cũng như gia đình anh ta. Tại phiên tòa, một người bạn cũ làm chứng về việc Jones thú nhận đánh cậu bé và sau đó để con trai ở một mình nhiều ngày trong căn hộ, khi quay lại người mẹ này thấy con đã chết. Jones bị kết án 50 năm tù nhưng được tha tù khi thụ án được 20 năm nhờ cải tạo tốt và trình độ học vấn.
Không được truy cập Internet, thư viện nhà tù lại toàn tiểu thuyết lãng mạn, cô đã đứng đầu một nhóm tù nhân nghiên cứu các tài liệu được copy từ kho lưu trữ của bang Indiana để thưc hiện dự án nghiên cứu của Hiệp hội lịch sử Indiana vào năm ngoái. Ngoài ra, cô cũng từng viết một số tác phẩm khiêu vũ và vở kịch lịch sử.
Năm 1996, Jones bắt đầu bị giam giữ và làm việc 5 năm tại thư viện luật ở nhà tù dành cho phạm nhân nữ của bang Indiana. Năm 2004, khi đang thụ án tù, cô nhận bằng cử nhân của Đại học Ball State và dự thính lớp cao học tại Đại học Indiana.
Đại học New York là một trong số những trường hàng đầu chấp nhận Michelle Jones theo chương trình đào tạo tiến sĩ. Cô cũng nằm trong số 18 người được chọn từ hơn 300 ứng viên vào chương trình đào tạo tiến sĩ tại đại học Havard. Nhưng kết quả bị hủy sau đó, do một số giáo sư tại Havard lo ngại cô giảm nhẹ tội trong đơn ứng tuyển và sợ cô không chịu được áp lực từ xung quanh.
Trở thành nghiên cứu sinh
Năm 2012, khi ông Kelsey Kauffman - từng là giáo sư tình nguyện tại nhà tù khuyến khích các tù nhân nghiên cứu nguồn gốc của nhà tù nơi đang giam giữ họ. Đây là nhà tù dành cho phạm nhân nữ đầu tiên ở Mỹ, thành lập năm 1873. Sau khi ghi chép các dữ liệu nhân khẩu học của nhà tù này, Jones phát hiện: Không có gái mại dâm nào từng được giam ở đây trong các ghi chép này. Vậy những người phụ nữ đó ở đâu?
Nhờ sự giúp đỡ của một thủ thư của thư viện, Jones và một phạm nhân khác tìm ra một tiệm giặt là được mở ra ở Indianapolis vào thời điểm đó là nơi cải tạo những phụ nữ này. Ngoài ra, họ còn tìm thấy 30 cơ sở tương tự như vậy trên khắp nước Mỹ.
Dưới sự hướng dẫn của giáo sư Kauffman, Jones và các phạm nhân viết những phát hiện của họ và công bố trên tạp chí học thuật ở Indiana và giành giải thưởng của Hiệp hội lịch sử của tiểu bang. Jones cũng trình bày về phát hiện này từ xa tới nhiều hội thảo khoa học.
Không chỉ Havard mà cả đại học Yale cũng từ chối Michell Jones, nhưng không rõ tội của cô phạm phải có vai trò gì dẫn đến quyết định đó hay không.
Tuy nhiên, cô được đại học Berkeley California, đại học Michigan, đại học Kansas và Đại học New York chào đón. Cô đến Manhattan để tựu trường vào mùa thu năm 2017.
-------------------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng vào 13h ngày 8/2.
Từng là một kẻ giết người không ghê tay, bị xã hội dè bỉu và lên án nhưng bằng những nỗ lực không mệt mỏi, người...