Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa (tứ Trần gồm: Đền Quán Thánh – Thăng Long Bắc Trấn, Đền Kim Liên – Thăng Long Nam Trấn, Đền Voi Phục – Thăng Long Tây Trấn, Đền Bạch Mã – Thăng Long Đông Trấn), nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàng Kiếm, Hà Nội.
Khi đã sinh sống , làm việc , định cư tại Hà Nội thì nên đi lễ tại 4 ngồi đền linh thiêng này . Tương truyền rằng khi đi lễ đủ 4 nơi này đầu năm Trong Kinh Thành Thăng Long sẽ đc sự bảo vệ chở che , từ tránh hạn giao thông , cho đến thuận lợi trong tài lộc .
Thứ tự đi Thăng Long tứ trấn lần lượt là:
1- Đền Bạch Mã - ở Hàng Buồm ( phía Đông )
2- Đền Voi Phục - ở công viên Thủ Lệ ( phía Tây )
3- Đền Kim Liên - ở đương Xã Đàn - ( phía Nam )
4- Đền Quán Thánh - ở đường Quán Thánh giao đường Thanh Niên - ( phía bắc )
Lưu ý : nên đi theo thứ tự.
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.
Đây là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội, với hàng trăm pho tượng Phật cổ kính và uy nghiêm, chùa là sự giao thoa của Thiền Tông , Mật Tông và Tịnh Tông trong đạo Phật . Vậy nên dù không chuyên sâu về nghiên cứu Phật giáo . Bạn cũng có thể đến đây để cầu cho bản thân một năm mới an lành , mạnh khoẻ.
Có tên chữ là Thánh Đức tự, chùa Hà cùng với Đình Bối Hà lập thành cụm di tích Đình-Chùa Hà. Trước kia chùa Hà thuộc làng Vòng (làng Dịch Vọng), nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Nhất là cứ đến ngày sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng, đình chùa Hà chật ních người đến thắp hương lễ Phật cầu Thánh, trong ngoài chùa mù mịt khói hương. Họ cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tất cả tai ách, đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên: trai gái đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.
Tìm hiểu thêm: TẠI ĐÂY
Khác với Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nơi có quan niệm đầu năm vay lộc, cuối năm trả lộc. Đây là nơi có thể xin lộc cho bản thân mà không cần nghi thức vay trả.
Đến Đình Ứng Thiên Tấm thường kêu cầu tất cả những vấn đề liên quan đến đất đai, bất động sản, xây dựng...Các bạn có thể ghé qua khi có những việc khó khăn tương ứng.
Chùa Phúc Khánh thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tuy nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh được đông đảo bà con và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an.
Chùa là nơi nổi tiếng về 2 việc:
1 - dâng sao giải hạn đầu năm
2- bán khoán cho con trẻ dễ nuôi và an bình.
Người đén chùa thường cầu an, cầu công danh, vãn cảnh và từ thiện cho con trẻ mồ côi nếu có thể . Đây cũng là một trong những chùa có các ban thờ cửa Mẫu rất đầy đủ và uy nghiêm.
Không gần nội thành Hà Nội nhưng thập phương xa gần trong Hà Nội luôn đổ về mỗi khi tết đến xuân về.Đây là nơi người kinh doanh buôn bán rất thích đến cầu tài lộc, xin duyên bán hàng và công việc được hanh thông.
Chùa Quán Sứ được nhiều người biết đến về việc cầu an, cầu duyên, cầu công danh và cầu siêu cho các oan gia trái chủ.
Ngoài các địa chỉ trên các bạn có thể tham khảo thêm các địa chỉ: