1. Nếu bị trôi dạt giữa biển
Nếu chẳng may bạn gặp tai nạn giữa biển và lênh đênh vô định trên một chiếc thuyền. Bạn cần phải sống sót cho tới khi cứu hộ đến. Và 3 thứ sẽ giúp bạn an toàn giữa biển là thức ăn, nước và nhiệt độ.
- Tìm thức ăn:
Thức ăn có đầy dưới biển và chỉ cần tìm cách lấy được nó. Vào năm 1942, một thủy thủ người Anh đã sống sót sau 133 ngày lênh đênh trên biển nhờ biến dây điện trong đèn pin thành dây câu.
Nếu bạn có đủ nguyên liệu thì có thể làm điều tương tự. Còn nếu không có, hãy thử tạo ra một tấm lưới bằng cách lấy một tấm vải (có thể từ chính quần áo bạn đang mặc). Đặt lưới xuống nước để thu lấy rong biển và các sinh vật phù du.
- Tìm nước uống:
Để có được nước ngọt, hãy tự tạo ra một chiếc máy lọc. Nó bao gồm hai chiếc bình chưa (một nhỏ và một lớn), một mảnh túi nylon và một vật nặng. Đổ nước biển vào bình lớn, đặt bình nhỏ vào giữa, phủ nylon và đặt một vật nặng lên đó. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có nước để uống. Nước biển từ bình lớn sẽ bốc hơi, mảnh túi nylon sẽ giữ nó lại và nước sẽ ngưng tụ trong bình nhỏ.
- Tránh nắng:
Nắng nóng là kẻ thù nguy hiểm nhất, và nó giết bạn còn nhanh hơn cơn đói. Vậy nên việc đầu tiên cần làm là lấy một ít quần áo che đầu và mắt để giảm bớt tác hại của ánh Mặt trời
2. Nếu bị lạc trong sa mạc
- Chỉ nên di chuyển vào ban đêm: Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trong sa mạc là rất lớn, di chuyển vào ban đêm làm giảm nguy cơ bị say nắng và mất nước..
- Không lấy nước trong cây xương rồng: Nhiều người nghĩ rằng các cây xương rồng trong sa mạc đều chứa nước uống được. Tuy nhiên, hầu hết các loài xương rồng ấy đều có độc rất mạnh, có thể gây chết người nếu uống vào. Trên sa mạc, nước có thể được tìm thấy trong các nguồn ngầm không sâu lắm.
3. Nếu bị mắc kẹt trong một tòa nhà sập hoặc trong hang
Trong những tình huống này, thứ quý giá nhất với bạn lúc đó chính là không khí. Để không lãng phí nó, hãy nhớ:
- Hít thật sâu nhưng thở ra thật chậm
- Không sử dụng diêm hay bật lửa. Lửa sẽ làm giảm lượng oxy một cách nhanh chóng.
- Không hoảng loạn, không gào thét vì sẽ làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn.
- Cởi áo ra và quấn quanh đầu nhằm tránh hít phải bụi.
4. Nếu gặp một con chó hoang hoặc chó sói
Chó sói thường tấn công khi bạn ở trong lãnh thổ của chúng. Nếu gặp tình huống này, bạn phải lùi lại từ từ trong khi giữ liên lạc bằng mắt. Tuyệt đối không quay lưng lại và bỏ chạy. Một con sói sẽ không tấn công bạn khi bạn chạy trốn và khiêu khích nó.
Để hù dọa con thú hoang, hãy hét to, nói to hết mức có thể và hành động quyết liệt trong khi tiếp tục đi lùi từ từ.
Nếu bạn không may mắn bắt gặp một bầy sói hoặc chó hoang, hãy cố gắng tiếp cận một cái cây và trèo lên nó.
5. Chuẩn bị trước diêm chống nước
Lửa là thứ quan trọng nhất để sinh tồn trong mọi điều kiện khí hậu. Thế nên, việc chuẩn bị trước một bao diêm có khả năng chống nước là cực kỳ cần thiết. Bạn chỉ cần phủ lên những que diêm thông thường một lớp sơn móng tay trong suốt rồi phơi khô.
6. Nếu bị rắn độc cắn
Vết thương do một con rắn độc cắn sẽ không bình thường. Nơi bị cắn sẽ rất đau đớn, trong khi máu nhanh chóng chuyển thành đỏ thẫm, thậm chí còn pha một chút xanh. Sau đó, vết thương sẽ sưng lên, nạn nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, sốt, mờ mắt, buồn nôn...
Các bác sĩ khuyên rằng bạn không nên hút máu độc ra, vì nếu miệng lúc đó đang bị thương, độc tố có thể tiếp cận não bộ nhanh hơn. Thay vào đó, nên tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thực hiện chữa trị.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp nạn ở giữa nơi xa xôi và không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hút máu độc, bạn nên thực hiện điều đó càng sớm càng tốt, sau đó súc miệng thật sạch.
Ngoài ra, không được bịt chặt vết thương, vì nếu độc tập trung tại một chỗ, khu vực ấy gần như chắc chắn sẽ bị hoại tử. Hãy để máu chảy, nó sẽ mang theo một phần độc tố ra ngoài.
7. Nếu bị các loài động vật khác cắn
Dù bị con gì cắn thì việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu con vật đó bị dại, vết thương chảy máu rất lâu và sưng đỏ. Sau đó, bạn sẽ bị ngứa và sốt. Bệnh dại có thể gây chết người trong vòng 4 - 7 ngày, nên bạn sẽ phải đến bệnh viện để tiêm vaccine trong vòng 1 - 3 ngày kể từ khi bị cắn.
8. Cách phát tín hiệu SOS đúng
Nếu bạn gặp nguy hiểm mà không có phương liên lạc nào, bạn nên biết cách phát tín hiệu SOS chính xác.
Bạn có thể dùng đèn pin để phát tín hiệu như sau: 3 lần chớp ngắn (hoặc âm thanh), sau đó 3 lần dài và 3 lần ngắn nữa. Sau tín hiệu lần 1, đợi ba giây rồi lặp lại.
9. Cách đốt củi ướt
Đầu tiên, đặt một khúc gỗ theo phương thẳng đứng, tạo những vết cắt hình ngôi sao sâu nhất có thể, sau đó đặt ít cỏ khô vào và châm lửa. Khúc gỗ sẽ bắt lửa rất nhanh, và nó có thể cháy từ 2 - 5 giờ, bất kể kích thước hay loại cây.
Câu chuyện các cầu thủ nhí trong môt đội bóng Thái Lan có thể sống sót suốt 10 ngày mắc kẹt trong hang ngập nước một...