Theo đó, triển khai thực hiện 2 chương trình trên, năm nay toàn huyện Phúc Thọ phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 145 triệu đồng/ha; số hộ nghèo giảm từ 100 hộ gia đình trở lên.
Trồng su hào theo quy trình VietGAP tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Ảnh: Khuất Thảo
Cùng với đó, huyện cũng tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiếp tục xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu; cuộc vận động “3 sạch”. Đặc biệt là trong năm nay, huyện phấn đấu đưa xã Tam Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, huyện triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ giải pháp. Đáng chú ý, trong phát triển nông nghiệp, huyện tiếp tục tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, phát triển các vùng trồng trọt hàng hóa chuyên canh, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
Huyện cũng mở rộng các mô hình có giá trị kinh tế cao, tiếp tục phát triển mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới; khảo nghiệm các giống mới; mở rộng diện tích trồng rau an toàn, VietGAP, hữu cơ; mở rộng diện tích trồng hoa, cây ăn quả, cây cảnh...
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo vùng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm. Từ đó, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Trong xây dựng nông thôn mới, huyện tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, rà soát, có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới và xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động “3 sạch” nhằm thay đổi tích cực nhận thức, hành vi của người dân, duy trì tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào cuối tuần, hạn chế tồn đọng rác thải trong khu dân cư...
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo vùng nhằm khai tháchiệu quả tiềm năng, lợi thế với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm. Từ đó, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Trong xây dựng nông thôn mới, huyện tập trung huy động cácnguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, rà soát, có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới và xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động “3 sạch” nhằm thay đổi tích cực nhận thức, hành vi của người dân, duy trì tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào cuối tuần, hạn chế tồn đọng rác thải trong khu dân cư...