Dân Việt

Hé lộ sư đoàn Trung Quốc bị "vùi dập" nhất trong chiến tranh biên giới

Đại Dương (theo Sina) 17/02/2019 18:32 GMT+7
Sau chiến tranh, phía Trung Quốc đã tổng kết lại số liệu và cho thấy không riêng các đơn vị nhỏ mà cả những đơn vị lớn đến cấp sư đoàn cũng thiệt hại rất nặng nề. Trong đó, bị "vùi dập" nặng nhất là sư đoàn 121 của quân đoàn 41 với tổng số thương vong theo số liệu của Trung Quốc trong 28 ngày là 1.600 người.

Trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, phía Trung Quốc đặt ra mục tiêu tiêu diệt một vài sư đoàn chủ lực của Việt Nam rồi mới rút quân. Tuy nhiên họ chẳng những không thực hiện được mục tiêu này mà còn bị Việt Nam gây thiệt hại nặng nề cho nhiều đơn vị lớn, chẳng hạn một trung đoàn bị phục kích và bị xóa sổ. Nhiều tiểu đoàn, đại đội bị đánh thiệt hại nặng hoặc bị bắt sống.

Sau chiến tranh, phía Trung Quốc đã tổng kết lại số liệu và cho thấy không riêng các đơn vị nhỏ mà cả những đơn vị lớn đến cấp sư đoàn cũng thiệt hại rất nặng nề. Trong đó, bị "vùi dập" nặng nhất là sư đoàn 121 của quân đoàn 41 với tổng số thương vong theo số liệu của Trung Quốc trong 28 ngày là 1.600 người. Mặt khác, mức độ thiệt hại nặng của sư đoàn này còn thể hiện ở chỗ họ đã bị thương vong hơn 100 cán bộ chỉ huy từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn.

img

Quân lính Trung Quốc tải thương.

Theo số liệu của tờ Phượng Hoàng trong bài viết có tên: “Năm 1979 chiến tranh với Việt Nam, sư đoàn lục quân Trung Quốc hy sinh nhiều nhất”. Theo đó, sự đoàn này chính là sư đoàn 121 của Quân khu Quảng Châu.

Sư đoàn 121 thuộc quân đoàn 41 theo mệnh lệnh của Quân khu Quảng Châu. Quân đoàn 41 cùng với các đơn vị phối thuộc tổ chức thành tập đoàn phía Bắc của chiến tuyến phía Đông tiến công Việt Nam từ phía Bắc tỉnh Cao Bằng. Quân đoàn 41 sử dụng sư đoàn 121 và sư đoàn 123 tổ chức thành lớp đột kích nhiều lớp để tấn công Cao Bằng, phối hợp với tập đoàn phía Nam của quân đoàn 42 để chiếm đóng bằng được Cao Bằng và tiêu diệt hết quân đội Việt Nam phòng thủ ở đó.

Trong bối cảnh nhiệm vụ chung như vậy, nhiệm vụ của sư đoàn 121 là từ Nhiệm Tỉnh vượt qua biên giới tiêu diệt bộ đội Việt Nam phòng thủ ở khu vực Mạc Long, sau đó chia tách với sư đoàn 123 tại Thông Nông để hướng về khu vực Ban Trang, Đổng Trại, phối hợp với sư đoàn 123 để cắt đứt đường nối giữa Nguyên Bình với Thái Nguyên, hạn chế lực lượng tiếp viện lên phía Bắc của Việt Nam, đồng thời chiếm cầu Nạp Long, phía Nam Cao Bằng, hình thành hiệp đồng với quân đoàn 42 ở tập đoàn phía Nam, hợp với lực lượng Việt Nam ở Cao Bằng.

Hướng đột phá của sư đoàn 121 là theo Thông Nông, Tông Mai, Ban Hoàng, Thiên Phong Lĩnh, cao điểm 841, cao điểm 809 đến Đổng Trại. Tính theo đường thẳng, khoảng cách từ 33 đến 37 km, nhưng tính trên địa hình rừng núi thì cự ly thực tế phải trên 80 km. Dọc đường, những đặc điểm khắc nghiệt của địa hình “cát-tơ” nổi lên rất rõ như núi cao, ải hẹp, cây cối rậm rạp, xen hang động tự nhiên và sông suối ngang dọc, đường xá thưa thớt, đường lớn đều nằm trong khe núi hẹp, còn đường nhỏ trên núi thì đều gập ghềnh khó đi. Trên địa hình này, bộ đội trang bị nặng đều không thể đi được, bộ binh di chuyển cũng rất vất vả.

Trên dải này, quân đội Việt Nam chỉ bố trí một lực lượng nhỏ bộ đội chính quy và biên phòng. Từng đoạn đặt chốt dựa vào thế hiểm để chặn đường, xây dựng mạng lưới hỏa lực nhiều tầng để khống chế đường chính. Khu vực xung quanh có nhiều dân binh vũ trang, giỏi đánh du kích và còn có bộ đội đặc công nhiều lần thoắt ẩn, thoắt hiện, có thể gọi là nguy hiểm trùng trùng.

Theo yêu cầu tác chiến ban đầu của quân đoàn 41, sư đoàn 121 phải nổ súng vào tờ mờ sáng ngày 17.2.1979 và chỉ trong 12 tiếng phải đột phá đến nơi. Nhưng mà thực chiến chứng minh rằng, thời gian biểu này thuần túy là đánh chiến trên giấy, không thể thực hiện được. Trong địa hình phức tạp, địch tình không rõ, thông tin liên lạc khó khăn, hỏa lực hỗ trợ và hậu cần bổ sung không theo kịp việc tác chiến ở nước ngoài. Các gian nan nguy hiểm đột phát và tình huống khó khăn liên tục ập tới đã cản trở nghiêm trọng hành động tác chiến của sư đoàn 121.

Trong quá trình đột phá, các đơn vị của sư đoàn 121, vì thời gian gấp rút nên đã hết lòng hết sức tránh giao chiến dọc đường. Bởi không quen địa hình, bản đồ không chính xác, rất nhiều lính trinh sát đi lạc đường, tản mát, đội ngũ càng ngày càng dài, lại bị tầng tầng lớp lớp quân đội Việt Nam đánh chặn, trong khi lực lượng thiếu hỏa lực chi viện, cho nên đã bị thương vong nhiều.

Do hậu cần gián đoạn, thương binh cũng không vận tải được, quân lính nửa đánh nửa chạy, chịu đói nhịn khát, khắc phục mệt mỏi cõng theo thương binh, tử sĩ, tiến lên phía trước. Cuối cùng, tiểu đoàn đầu tiên đến được vị trí mất 28 giờ, toàn sư đoàn đến nơi mất 59 giờ, đã vượt qua thời gian quy định từ 2 đến 5 lần. Sau đó lại vì nhiều nguyên nhân, sư đoàn 121 không kịp thời đến được ngoại vi Cao Bằng để hiệp đồng với quân đoàn 42 phát động tổng tấn công. Không thể hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch. Sau cùng, sư đoàn này tập trung tại Khâu Đồn, tổ chức phòng ngự vững chắc và càn quét vùng xung quanh, diệt hơn 400 người của đối phương.

Ngày 5.3.1979, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rút quân, để bảo vệ an toàn cho chủ lực rút quân, sự đoàn 121 tổ chức xuất quân 3 lần để tấn công quân đội Việt Nam từ Nạp Long về phía Nam, rồi chiếm cứ nơi hiểm yếu, thay phiên nhau yểm hộ. Đến ngày 16.3 thì rút hết toàn bộ về nước.

Tổng kết lại, trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, sư đoàn 121 xuất cảnh tác chiến 28 ngày, tiêu diệt đối phương 2.898 người (có thể bao gồm cả thường dân) và bắt giữ 46 người. Bản thân sư đoàn 121 bị thương vong 1.600 người, trong đó có hơn 100 cán bộ chỉ huy từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn...