Rất nhiều gia đình làm cơm cúng cho tỏi vào các món ăn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn, có nên hay không cho gia vị này vào mâm cơm cúng?
TS.Trần Hữu Sơn, chuyên gia văn hóa sẽ đưa ra lời khuyên với các gia đình.
Mâm cơm cúng đầy đủ món mặn.
Đối với những người theo Phật thì họ tuân thủ theo đúng nghi lễ nhà Phật là không cúng tỏi. Theo lý giải, phật tử không nên ăn tỏi bởi vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi và dễ sinh nóng giận. Do có mùi nên sẽ bị xa lánh, bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy. Nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội. Chính vì vậy, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn tỏi, thì đó cũng là điều rất tốt.
Bên cạnh đó, TS Trần Hữu Sơn cũng cho biết, có nhiều gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn.
4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm. Có gia đình cho tỏi vào món ăn nhưng có gia đình không cho gia vị này.
Nếu cúng mặn thì mâm cơm có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong.
“Nếu cẩn thận và để tâm lý thoải mái yên tâm thì không nên cho tỏi vào các món ăn để làm cơm cúng”, TS.Trần Hữu Sơn khuyến cáo.
Những ngày cuối năm bận rộn nhưng chị em vẫn không quên khoe những mâm cơm và mâm cúng ngon nhất của nhà mình.