Dân Việt

Làm sao để trở thành phụ huynh tâm lý trong mắt con

Hàn Ly (Theo Mormon) 23/02/2019 00:55 GMT+7
Hãy tắt TV đi, đặt điện thoại xuống, giao tiếp bằng mắt với con và luôn lắng nghe.

Trong thế giới công nghệ và truyền thông xã hội lên ngôi này, trẻ em thường rất dễ chìm đắm trong thế giới ảo và làm sao để các bậc phụ huynh có thể nhắc nhở, khuyên bảo con và trở thành những bậc cha mẹ tâm lý hiểu biết trong mắt các con?

img

Đừng bỏ bê con về mặt tinh thần

Luôn quan tâm tới con, tận dụng mọi cơ hội đưa đón con đi học, tận dụng mọi thời điểm chuyện trò cùng con. Quan tâm và chia sẻ tới mỗi ngày của con ở trường, hỏi han, tâm sự và cùng đưa ra hướng giải quyết hợp lý với những khúc mắc của con với bạn. Như vậy bạn sẽ tạo dựng được lòng tin của trẻ và bé sẽ chia sẻ với bạn mọi vấn đề của bé.

Không vội vàng, hốt hoàng, cáu gắt khi con mắc một sai lầm

Con người luôn không thể tránh khỏi sai lầm, trừ khi bạn không làm bất kỳ một điều gì. Vì thế khi bạn biết con mắc phải một khuyết điểm hay một hành vi sai lầm nào đó, hãy từ tốn nghiên cứu và cùng con tìm ra hướng giải quyết hợp lý. Sau đó có thể nhắc nhở chú ý để tránh mắc lại sai lầm trong tương lai.

Cùng là một tổ nhóm đoàn kết

Luôn tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ trong gia đình. Tất cả mọi người đều cùng tham gia việc nhà hoặc các công việc từ thiện tại địa phương. Thường xuyên tổ chức các chuyến đi picnic ngắn hoặc dài ngày với sự lựa chọn được thống nhất và đạt được sự nhất trí của tất cả các thành viên.

Không áp đặt con

Hãy học cách tôn trọng trẻ, tôn trọng ý kiến, sự lựa chọn và quan điểm của trẻ. Nếu con có những quan điểm không đúng mực hoặc đang có những hành vi chưa phù hợp hãy dùng lý lẽ hợp lý để khuyên nhủ và tranh luận một cách bình đẳng nhất. Tuyệt đối tránh áp đặt quan điểm hoặc phủ quyết ý kiến của bé một cách thô bạo.

Hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình.

Hãy để trẻ tự học cách đưa ra quyết định và đôi khi hãy để chúng tự giải quyết các vấn đề của mình. Chúng sẽ không thể học những bài học bổ ích hoặc có bỏ qua trải nghiệm thất bại, trở nên thiếu tự tin nếu bạn thường quyết định hộ chúng. Trải nghiệm hậu quả thất bại đôi khi là một bài học rất tốt.

Củng cố giá trị của con

Củng cố các quyết định tốt mà con đưa ra. Khen ngợi công việc khó khăn mà chúng đã giải quyết tốt. Hãy ca ngợi những điểm mạnh của bé và khuyến khích trẻ trong những lĩnh vực mà chúng đang phát triển mạnh mẽ. Đừng bao giờ so sánh con với bất cứ ai.

Ưu tiên thời gian cho con mọi lúc, mọi nơi

Đôi khi bạn phải từ bỏ cả những công việc cần thiết và những lý do chính đáng để ưu tiên thời gian cho gia đình. Cũng có những lúc bạn phải dừng những công việc đang làm và dành thời gian cho con cái. Hãy chắc chắn để con hiểu rằng chúng luôn được ưu tiên hàng đầu. Đảm bảo để con biết rằng là cha mẹ luôn yêu bé và bạn luôn ở đó những khi bé cần.

Tuyệt chiêu để con tự giác vào bàn học mà không cần đòn roi

Con bạn thông minh, và bạn biết điều đó. Những bạn nhận thấy trí thông minh đó không hề tỷ lệ thuận với số điểm...