Dân Việt

Thứ người Việt "ăn mãi không hết" nhưng ở nước này lại đang thiếu trầm trọng

Khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Zimbabwe là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo một bức thư bí mật được viết gần đây bởi các nhà máy xay xát ngũ cốc, Zimbabwe có thể sẽ hết sạch bánh mì trong một tuần tới bởi nguồn dự trữ bột mì sắp cạn kiệt.

Quốc gia Nam Phi này đang ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng tiền đôla Mỹ, do đó, nguồn cung cấp nhiên liệu và thuốc men cũng trở nên khan hiếm. Tổng thống Emmerson Mnangagwa đang phải đau đầu với những hứa hẹn sẽ sớm có giải pháp hồi phục nền kinh tế đang tụt dốc không phanh.

Bánh mì là loại thực phẩm thiết yếu thứ hai sau ngô ở đất nước này, nên hiện nay, Zimbabwe đang phải nhập khẩu lúa mì và tiến hành trộn lúa mì với một loại cây trồng địa phương để làm bột bánh mì.

Trước tình hình khó khăn về lương thực này, Tổng giám đốc của Hiệp hội Grain Millers (GMAZ), ông Lynette Veremu đã phải viết thư cho Hiệp hội các nhà làm bánh quốc gia Zimbabwe (NBAZ) để bày tỏ rằng đất nước không thể trả được tiền để mua 55.000 tấn lúa mì trong các kho ở Mozambique và Harare.

“Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng các kho dự trữ lúa mì hiện nay đã cạn kiệt. Lượng dự trữ chỉ còn 5.800 tấn và số lượng này chỉ đủ cung cấp cho quốc gia trong chưa đầy... 8 ngày” -  ông Veremu buồn bã chia sẻ.

Người phát ngôn của GMAZ, ông Garikai Chaunza đã lên tiếng xác nhận bức thư, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng đây là tình huống cấp thiết mà Zimbabwe đang phải đối mặt. Tuy nhiên, ông Ngoni Mazango, chủ tịch của Hiệp hội các nhà làm bánh quốc gia, đã không có mặt ngay lập tức để bình luận về điều này.

img

Zimbabwe đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực trầm trọng

Tại đất nước này, ngân hàng trung ương Zimbabwe liệt kê lúa mì là một trong số các mặt hàng nhập khẩu ưu tiên như nhiên liệu và thuốc men. Nhưng chính phủ luôn luôn gặp khó khăn trong việc trả tiền cho các nhà cung cấp. GMAZ cho biết vào tháng 12, nợ xấu nhập khẩu lúa mì của Zimbabwe với các nhà cung cấp nước ngoài đã lên tới 80 triệu USD (160 tỷ đồng).

Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Dự trữ của Zimbabwe, ông John Mangudya đã không trả lời bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này.

”Hút chân không” thứ này suốt 24 năm, nay bán được hàng chục tỷ đồng

Thậm chí, nhiều nhà sưu tầm còn cho rằng đây là một mức giá khá hời.