Một số chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn được The Asian Banker xem xét như quy mô tổng tài sản (17,5%), tỷ lệ chi dự phòng/tổng nợ xấu (12,5%), tỷ lệ nợ xấu (12,5%), tỷ lệ cho vay/huy động (10%), chỉ số an toàn vốn (10%),…
Trụ sở chính Vietcombank tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Xét về Strength Rank, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu trong số 14 ngân hàng Việt Nam lọt top 500 và xếp thứ 29, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Xét về xếp hạng ngân hàng hàng đầu (AB500Rank), Vietcombank tiếp tục đứng ở nhóm ngân hàng hàng đầu trong số các ngân hàng của Việt Nam lọt danh sách và đứng thứ 169 trong bảng xếp hạng của khu vực, tăng 19 bậc so với năm trước.
Đánh giá của The Asian Banker phản ánh sát thực tình hình hoạt động của Vietcombank - ngân hàng hiện có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và hiệu quả kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Tổng tài sản của Vietcombank đến hết năm 2018 tiếp tục đạt trên 1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận năm 2018 đạt gần 18,400 tỷ đồng, tăng 63,5% so với năm 2017, dẫn đầu các ngân hàng. Vietcombank cũng là ngân hàng lớn đầu tiên tại Việt Nam đưa nợ xấu về dưới 1%, sớm trước 2 năm so với phương án cơ cấu lại Vietcombank đã được Thống đốc NHNN phê duyệt.
Vietcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo xếp hạng của The Asian Banker (Nguồn: The Asian Banker)
Mục tiêu đặt ra của Vietcombank là đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, một trong 100 ngân hàng mạnh nhất khu vực, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.