Ngày 24/2/2005, cô bé 9 tuổi Jessica Lunsford biến mất một cách bí ẩn. Sau nhiều nỗ lực điều tra, kẻ thủ ác cũng bị đưa ra ánh sáng nhưng những gì nạn nhân đã phải trải qua trong những ngày cuối đời đã nhiều người phải rùng mình. Vụ án kinh hoàng đến nỗi sau đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua “đạo luật Jessica Lunsford” vào năm 2005. |
Tấm đệm dính máu của Jessica Lunsford là bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa.
Phiên tòa công bằng
Sau khi Couey tự kháng án và cho rằng mình vô tội, đầu năm 2006, phiên tòa xét xử lại vụ án được diễn ra. Vì vụ án thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận cũng như của giới truyền thông nên thẩm phán Ric Howard muốn tìm một đoàn bồi thẩm công bằng và thực sự khách quan. Họ đã được sắp xếp ở tại một nhà nghỉ nhỏ để không bị ai làm phiền hay gây áp lực trong suốt quá trình điều tra.
Tháng 6/2006, thẩm phán Howard sau khi nghe phiên điều trần về điều tra vụ án của Couey, ông tuyên bố lời thú nhận của Couey với cảnh sát trước đó phải bị bác bỏ vì quyền lợi của Couey đã bị xâm phạm khi các thám tử không thực hiện yêu cầu của Couey về luật sư. Dù phán quyết của Howard không làm thay đổi được tội ác của Couey nhưng nó đã khiến nhiều người thấp thỏm về nguy cơ Couey sẽ bị xử mức án nhẹ hơn.
Ngày 12/2/2007, những thử nghiệm liên quan đến trường hợp của Couey và bằng chứng đã được đưa ra sau những cuộc thẩm định bao gồm ADN từ máu Jessica, tinh dịch của Couey trên tấm đệm trong phòng của hắn và móng tay của cô bé tìm thấy phía sau cánh cửa tủ.
Con cá heo nhồi bông, món đồ chơi được tìm thấy cùng với thi thể cô bé 9 tuổi.
Yếu tố sức khỏe tâm thần, kiểm tra IQ và những nhân chứng để chứng minh Couey phạm tội trong tình trạng lạm dụng ma túy và rượu cũng được xem xét và cân nhắc. Tuy nhiên, những yếu tố này đều bị bác bỏ.
Ngày 7/3, đoàn bồi thẩm khẳng định Couey phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong cái chết của Jessica với tội danh giết người, bắt cóc, trộm cắp và xâm hại tình dục trẻ em. Chính thẩm phán Ric Howard, sau khi đọc bản án của Couey và những chứng cứ sau khi điều tra, đã kết án John Evander Couey phải bị loại trừ vĩnh viễn khỏi xã hội. Ngày 11/8, Couey một lần nữa nhận án tử hình.
Đạo luật Jessica Lunsford
Tên tội phạm John Evander Couey tại phiên tòa.
Công lý đã được thực thi nhưng dư luận vẫn không nguôi sự phẫn nộ và nỗi sợ hãi về những tội ác tương tự tiếp theo. Khi đó, đã có một số đạo luật được thực hiện để bảo vệ trẻ em khỏi những kẻ xâm phạm tình dục. Tuy nhiên, thấu hiểu nỗi đau mất con và không muốn các bậc phụ huynh khác phải chịu chung số phận, Mark Lunsford đã vận động các cơ quan lập pháp của tiểu bang Florida yêu cầu ban hành luật hà khắc hơn, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những kẻ xâm hại tình dục.
Mark Lunsford và nhiều người dân khác đã tổ chức một nhóm chuyên diễu hành bằng xe đạp, mang tên Jesse’s Riders. Họ khoác áo da và mũ bóng chày như những người trong trí tưởng tượng của cô bé Jessica ngày còn sống.
Ngôi mộ của cô bé Jessica Lunsford.
Cuối cùng, một dự luật đã được đưa ra gọi là “Đạo luật Jessica Lunsford”, trong đó có yêu cầu tăng án tù, dùng bảng điện tử để quản chế tất cả tội phạm bị kết án xâm hại tình dục. Bắt buộc phải cập nhật dữ liệu của các cơ quan quản chế tại địa phương thường xuyên để tránh trường hợp những tội phạm này trốn tránh việc thi hành pháp luật. “Đạo luật Jessica Lunsford” nhanh chóng được phê duyệt và đã được ký thành luật chính thức.
Về phía John Evander Couey. Tên tội phạm đã chết trong tù vào ngày 30/9/2009, trước khi bị thi hành án tử hình do căn bệnh ung thư.
(Hết)
------------------------------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của Kỳ án thế giới vào 4h ngày 5/3/2019
Liên tục bị cưỡng hiếp, giam giữ, phải nhịn đói nhiều ngày và cuối cùng là chôn sống. Những gì cô bé 9 tuổi đã phải...