Dân Việt

Nóng: Thế khó của Kim Jong Un

Thanh Lan 28/02/2019 10:20 GMT+7
Richard Javad Heydaria – chuyên gia về các vấn đề địa chính trị và kinh tế châu Á nhận định, nếu Triều Tiên không tỏ ra cam kết mạnh mẽ cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Trump có thể bước ra khỏi cuộc họp và gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

img

Ông Kim Jong Un đã đề nghị dỡ bỏ các bãi phóng hạt nhân và tên lửa để đổi lấy sự nới lỏng các lệnh trừng phạt, thoả thuận hoà bình vĩnh viễn với Mỹ.

Bình luận trên tờ AlJaeera, chuyên gia  Richard Javad Heydaria cho rằng:  Đưa ra những đòi hỏi quan trọng với Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng sẽ phải thực hiện những bước nhượng bộ nhất định. Mỹ yêu cầu một sự phục hồi đáng kể và bền vững trong chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, chấm dứt thử nghiệm tên lửa đạn đạo và chấm dứt các hành động khiêu khích quân sự ở các vùng biển lân cận hoặc tại Khu vực Phi quân sự Triều Tiên (DMZ).

Nếu Triều Tiên không tỏ ra cam kết mạnh mẽ cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Trump có thể bước ra khỏi cuộc họp và gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng. Mỹ sẽ không muốn lặp lại sai lầm ở Singapore là ký kết một văn bản mơ hồ mà phải ép được Triều Tiên có những bước phi hạt nhân hoá cụ thể.

Cho đến nay, ông Kim Jong Un đã đề nghị dỡ bỏ các bãi phóng hạt nhân và tên lửa để đổi lấy sự nới lỏng các lệnh trừng phạt, thoả thuận hoà bình vĩnh viễn với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn yêu cầu một quá trình phi hạt nhân hoá hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược từ phía Triều Tiên trước khi thực hiện bất kỳ bước nào nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân trừ khi nhận được sự đảm bảo an ninh, sự công nhận ngoại giao và nới lỏng các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Cách tiếp cận khả thi nhất là tiến hành một loạt các nhượng bộ từng bước và tương ứng giữa hai bên, theo đó, Mỹ dần nới lỏng các lệnh trừng phạt còn Triều Tiên thì giảm dần các chương trình hạt nhân. Kết quả lớn nhất có thể đạt được tại Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này là hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ song phương và phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên.

Đối với cả hai bên, đặc biệt là trong bối cảnh Bình Nhưỡng vẫn đang phải chịu sự trừng phạt nặng nề và mất dần kiên nhẫn, nếu hai nhà lãnh đạo kết thúc cuộc gặp sắp tới với một kết quả hoàn toàn mang tính biểu tượng hay một thông báo chỉ mang tính tuyên bố thay vì những kết quả thực tế thì khả năng cao là toàn bộ ván bài cược của cả hai đều sẽ đổ bể. Do đó, điều quan trọng đối với cả Mỹ và Triều Tiên là ít nhất phải đàm phán được kế hoạch chi tiết cho một thoả thuận hoà bình cuối cùng, nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên kéo dài hàng thập kỷ.