1. Đảo Palmerston: Đây là hòn đảo san hô thuộc quần đảo Cook ở Thái Bình Dương. Những cư dân đầu tiên trên đảo là nhà thám hiểm William Marsters và 3 người vợ của ông khi họ tới đây vào năm 1863. Tất cả 62 người dân sống trên đảo hiện tại đều là con cháu của họ.
Trên đảo Palmerston, du khách vẫn có thể tận hưởng các tiện nghi hiện đại như trạm điện thoại, điện (2 giờ/ngày) và internet. Nhưng nơi đây không có sân bay và tàu chở hàng chỉ cập cảng một hoặc hai lần mỗi năm. Tiền cũng không được sử dụng ở đây.
2. Đảo Saint Helena: Đây là nơi Napoleon bị những người Anh cầm tù và qua đời vào năm 1821. Hòn đảo ở Đại Tây Dương được phát hiện vào năm 1502 bởi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha João da Nova. Kể từ đó, nó trở thành điểm dừng cho các tàu di chuyển tới châu Âu từ châu Á và Nam Phi.
Đảo Saint Helena ngày nay có 4.088 cư dân và binh sĩ. Mặc dù hòn đảo cực kỳ hẻo lánh, người dân vẫn có thể sử dụng điện, internet và sân bay.
3. Utqiaġvik, Alaska, Mỹ: Thị trấn này là một trong những cộng đồng dân cư nằm ở cực bắc của Trái đất và có khoảng 4.335 cư dân.
Du khách có thể đến thị trấn Utqiaġvik bằng máy bay, nhưng bạn nên mang nhiều quần áo ấm bởi vì thời tiết lạnh quanh năm ở đây. Vào ngày ấm, nhiệt độ chỉ đạt khoảng 2 độ, trong khi ngày lạnh nhất có thể xuống tới -34 độ C. Nếu tới đây vào thời gian từ tháng 11 tới tháng 1, bạn sẽ không nhìn thấy ánh sáng ban ngày.
4. Ngôi làng Supay, bang Arizona, Mỹ: Nằm dưới hẻm núi Havasu gần vườn quốc gia Grand Canyon, ngôi làng Supay là thủ đô của khu bảo tồn Ấn Độ Havasupai. Du khách chỉ có thể tiếp cận địa điểm này bằng trực thăng hoặc đi bộ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ xếp ngôi làng Supay vào nhóm những cộng đồng hẻo lánh nhất ở Mỹ. Nhưng tại đây, bạn có cơ hội tận hưởng một trong những địa điểm yên tĩnh nhất thế giới.
5. Đảo Pitcairn: Nằm giữa Peru và New Zealand, hòn đảo hẻo lánh Pitcairn chỉ có 50 cư dân và phần lớn họ là con cháu của một nhóm người nổi loạn trong quá khứ. Người dân ở đây kiếm sống chủ yếu dựa vào du lịch, nông nghiệp và nuôi ong lấy mật.
Do cư dân quá ít, chính quyền đảo Pitcairn đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu người di cư, nhưng nỗ lực của họ đều thất bại. Nếu bạn đang tìm kiểm một nơi hẻo lánh, thì hòn đảo này là sự lựa chọn lý tưởng.
6. Ốc đảo Siwa, Ai Cập: Địa điểm này nằm hẻo lánh ở giữa sa mạc Western ở Ai Cập., cách biên giới Libya khoảng 50km và cách thành phố Cairo khoảng 560km.
Để tới ốc đảo Siwa, du khách phải đi chuyển bằng xe bus xuyên đêm hoặc thuê ô tô riêng. Do vị trí hẻo lánh, người dân bản địa vẫn giữ được văn hóa Berber và tiếng Siwa của họ. Đây cũng là nền văn hóa nguyên sơ nhất trên thế giới.
7. Đảo Tristan Da Cunha: Đây là hòn đảo chính của quần đảo hẻo lánh nhất trên Trái đất ở Đại Tây Dương. Nơi đây chỉ có 247 người sinh sống. Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Tristão da Cunha lần đầu tiên phát hiện hòn đào vào năm 1506 và đặt tên cho nó giống tên của ông.
Đảo Tristan Da Cunha không có sân bay và cách duy nhất để tới đây là di chuyển bằng tàu thủy suốt 6 ngày từ Nam Phi. Nơi đây cũng không có điện, nhưng người dân vẫn có thể tận hưởng các dịch vụ như nhà hát, quán cà phê và cửa hàng tạp hóa.
8. Đảo Santa Cruz del Islote, Colombia: Đây là hòn đảo nhân tạo nằm ở ngoài khơi bờ biển Colombia. Santa Cruz del Islote là hòn đảo đông dân cư nhất trên thế giới, với 900 đến 1.200 người sống trên diện tích chỉ rộng gấp 2 sân bóng đá.
Du khách không cảm thấy cô đơn trên đảo Santa Cruz del Islote, nhưng bạn chắc chắn không được tận hưởng các tiện nghi hiện đại. Bởi vì nơi đây không có nước sạch, không có hệ thống tiêu nước thải.
9. Changtang, Tây Tạng: Được mệnh danh là “Mái nhà của thế giới”, Changtang nằm cách mực nước biển hơn 4.500 m và là địa điểm cao nhất trên Cao nguyên Tây Tạng.
Changtang là nơi sinh sống của bộ tộc du mục Changpa. Họ nuôi gia súc và sử dụng các sản phẩm như sữa và bơ động vật để đổi lấy ngũ cốc, xoong nồi, dao và các vận dụng hiện đại khác. Động vật hoang dã ở đây bao gồm gấu nâu, báo tuyết, lừa hoang dã và bò Tây Tạng.