Những em bé này đôi khi còn rất tự ti, không tin rằng mình có thể xuất sắc trong bất kỳ việc gì, và bé thường chọn cách lảng tránh. Sợ hãi là một phản ứng phổ biến của những bé tự ti đối với những thách thức hoặc trải nghiệm mới. Chúng thường tránh làm những điều không quen thuộc, không thích mạo hiểm thử một thứ gì đó khác lạ, dẫn đến những cơ hội bị bỏ lỡ.
Các bậc phụ huynh nên thử những chiến lược và hoạt động dưới đây để giúp những đứa trẻ không biết cách giải quyết các tình huống, đồng thời khích lệ trẻ xây dựng lòng can đảm và nhiệt huyết trước những thách thức mới.
Khích lệ trẻ thử những điều mới
Trẻ em có thể sợ thử những điều mới vì một số lý do, bao gồm môi trường, giáo dục, kinh nghiệm trong quá khứ và do tính nhút nhát. Nỗi sợ hãi này cũng phổ biến ở những trẻ em nhận được sự khen ngợi và hỗ trợ của cha mẹ chỉ khi chúng thành công. Đây là lý do để cha mẹ ca ngợi nỗ lực, tiến bộ và quá trình thay vì chỉ ca ngợi kết quả thành công.
Sự tự ti có thể là một yếu tố khác gây ra sự sợ hãi rủi ro ở trẻ em và vì vậy, cha mẹ cần cho con thấy chúng được yêu thương và chấp nhận ngay cả khi chúng không thành công. Đó là cách để khơi dậy sự tự tin trong mỗi đứa trẻ.
Khi con gặp thất bại hay kết quả không như mong muốn, hãy chỉ ra rằng bạn rất tự hào về lòng dũng cảm của con, và bé sẽ thậm chí còn sẵn sàng thử những điều mới mẻ trong tương lai.
Cùng con viết nhật ký phiêu lưu
Giúp con thay đổi quan điểm của mình bằng cách viết và cho con đọc nhật ký phiêu lưu của chính cha mẹ. Trong cuốn nhật ký, bạn sẽ kể chi tiết tất cả những trải nghiệm mà mình đã thành công hay thất bại như thế nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp con tạo một cuốn nhật ký phiêu lưu để ghi lại khi con tham gia một thử thách hoặc thử một cái gì đó mới.
Hãy cùng con viết về tất cả những lần con dũng cảm và cố gắng làm điều gì đó khác lạ, và cập nhật nhật ký thường xuyên về việc con đã làm tốt như thế nào hoặc bạn và bé đã vui như thế nào khi thử hoạt động mới này.. Nếu có thể, hãy thêm ảnh, hình vẽ hoặc vật lưu niệm nhỏ để trang trí.
Khuyến khích con chấp nhận rủi ro
Thay vì mắng mỏ tỏ ra buồn bã vì con thất bại, hãy khích lệ, động viên con chấp nhận rủi ro. Cho con có một khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi, thư giãn và bình tĩnh để bé có thể trở lại với nhiệm vụ đầy thách thức.
Nếu đó là bài tập hoặc một nhiệm vụ đòi hỏi con phải ngồi trong một thời gian dài, bạn có thể sử dụng các lần giải lao ngắn sẽ giúp chúng cảm thấy thư giãn và tập trung trở lại.
Chiếc thang dũng cảm
Nếu con sợ xuống hồ bơi, trước tiên hãy thử chơi dưới vòi phun nước và để nước phun vào mặt bé. Theo thời gian, con sẽ đối mặt với nỗi sợ hãi và có được sự tự tin, nó tiến lên nấc thang dũng cảm. Khen ngợi sự tiến bộ của con để giúp bé tự tin hơn và cảm thấy được khuyến khích và động viên.
Khi sự tự tin của trẻ tăng lên, cuối cùng bé sẽ có thể đối mặt với thử thách hoặc tình huống mới với ít nỗi sợ hãi và lo lắng hơn.
Hãy trở thành một tấm gương với các hành vi bạn muốn con bạn phát triển là cách tốt nhất để nuôi dạy con để trở...