Gia Cát Lượng (181-234), tự Khổng Minh, là nhà chính trị, quân sự, nhà phát minh kiệt xuất thời Tam Quốc. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Hình tượng Gia Cát Lượng càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư Trung Hoa.
Gia Cát Lượng không chỉ tài ba lỗi lạc mà sắc vóc cũng hơn người nhưng vợ của ông lại thuộc nhóm 5 nữ nhân xấu nhất Trung Hoa trong truyền thuyết
Có nhiều phiên bản về chuyện Gia Cát Lượng gặp và cưới người vợ duy nhất của ông - Hoàng Nguyệt Anh. Nhưng truyền thuyết sau đây, cho tới nay, vẫn được coi là xác thực nhất bởi nó làm nổi bật tính cách của Khổng Minh cũng như cái đặc biệt hơn người của Nguyệt Ánh.
Năm 18 tuổi, Lượng đến Ngọa Long Cương, một ngọn núi vắng người thuộc thành Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Tại đó, Lượng cất một ngôi nhà tranh, xưng Ngoại long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm"
Nghe tiếng Lượng, Hoàng Thừa Ngạn - một danh sĩ trong vùng không tránh khỏi sự tò mò. Ngạn tới Ngoại Long Cương, gặp Lượng và nhận ra đây là một nhân vật trăm năm có một. Họ kết thân với nhau và Ngạn sớm coi Lượng như tri kỉ.
Mến tài Lượng, một lần Ngạn ướm thử chàng trai trẻ luôn tự ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị thời Xuân Thu về chuyện kết hôn với con gái mình - Hoàng Nguyệt Anh. Lượng khi đó sớm đã nghe lời đồn về sự xấu xí của Nguyệt Anh (xấu đến mức có tên trong nhóm Ngũ xú Trung Quốc trong truyền thuyết) dù vậy, chàng không từ chối cũng chẳng chấp thuận mà chỉ nói:
“Lương tôi giờ chưa nghĩ đến chuyện lập gia thất. Mong tiên sinh lượng thứ, đừng nhắc tới chuyện này nữa”.
Kể từ đó, mỗi lần Ngạn đến lều tranh thăm Lượng, giữa họ chỉ là chuyện thơ văn, chính sự hay nhân tình thế thái. Lời ướm hỏi về chuyện hôn nhân hôm nào cũng không được nhắc lại nữa.
Tạo hình Gia Cát Lượng (Lục Nghị thủ vai) trong phim truyền hình Tân Tam Quốc phát sóng chính thức năm 2010
Cho đến một hôm, Ngạn mới nói với Lượng: "Ta thường xuyên ghé thăm tiên sinh, nhưng tệ xá của ta vẫn ngày đêm chờ tiên sinh lui tới 1 lần”. Trước lời trách của Ngạn, Lượng đã nhận lời tới thăm tri kỉ.
Ba ngày sau, Lượng cất bước tới thăm nhà Ngạn. Sau khi xưng danh và được người gác cổng tận tình đưa vào trong, Lượng đối mặt với một cánh cửa khác, lần này đang đóng kín. Chàng gõ nhẹ vào cửa hai 2 tiếng, và nó mở ra. Sau khi Lượng bước vào, cánh cửa tự động đóng lại. Lượng sớm đã cảm thấy sự lạ.
Đang quan sát xung quanh, Lượng đột nhiên thấy hai con chó lớn, một đen một trắng chạy về phía mình. Chúng vây lấy Lượng như thể muốn cắn xé chàng ra trăm mảnh. Lượng tính mở cửa để thoát thân nhưng cánh cửa đóng chặt không tài nào suy chuyển nổi.
Đúng lúc nguy cấp, một người hầu gái chạy đến và vỗ nhẹ vào đầu từng con chó. Chúng ngay lập tức ngồi yên. Cô gái này làm một động tác kỳ lạ ở dưới phần tai mỗi con chó, chúng liền chạy ra một góc và… đứng bất động.
Tò mọ, Lượng tiến lại gần và xem xét kỹ lưỡng 2 chú chó. Chàng nhận thấy đấy không phải là chó thật mà chỉ là 2 con chó được làm bằng gỗ, bên ngoài bọc lớp da chó. Lượng quay sang hỏi người hầu gái về người đã phát minh ra 2 con cho kỳ lạ này nhưng đáp lại chàng chỉ là một nụ cười đầy ẩn ý.
Lượng đi tiếp và lần này chàng đến một cánh cửa thứ ba cũng đang đóng chặt. Từ hai bên tả hữu, hai con hổ chạy tới vây lấy chàng. Lượng nghĩ, “Hẳn là bổn cũ soạn lại” và chàng bắt chước hành đồng mà người hầu gái đã làm với 2 con chó vài phút trước, dùng tay vỗ nhẹ vào đầu từng con hổ.
Có điều, Lượng đã tính sai. Thay vì ngồi yên, hai con hổ bỗng há miệng và cắn chạy lấy hai tay áo của chàng. Thật may là người hầu gái lại xuất hiện kịp thời. Cô vỗ nhẹ vào gáy của 2 con hổ và chúng lại… ngoan ngoãn bất động.
“Tiên sinh hãy cẩn trọng. Ngài đâu thể đối phó với hổ bằng cái cách để xử lý những chú chó!”, người hầu gái nói với Lượng, kèm theo nụ cười ẩn ý hệt như lúc trước. Lượng cảm thấy xấu hổ và đành cất lời “Mong cô nương chỉ đường cho tôi”.
Hoàng Nguyệt Ánh trong qua nét vẽ của họa sĩ Trung Quốc thời phong kiến.
Nhưng người hầu gái lại đáp bằng một câu trỏng lỏn: "Tôi cũng rất muốn giúp tiên sinh, có điều tôi hiện đang bận… xay bột mì”.
Lượng lúc ấy mới nhìn quanh và chàng thấy một cỗ máy nghiền được chế tạo đặc biệt, có hình một con lừa bằng gỗ chạy trong chảo lớn hình tròn chứa đầy bột mì. Lượng… chết lặng 1 lúc trước khi buông ra câu: “Tôi sớm biết Hoàng thừa Ngạn tiên sinh là người hiểu biết nhưng không ngờ ông ấy có thể phát minh ra những cỗ máy đặc biệt đến nhường này”.
Và câu trả lời của người hầu gái - "Ngạn lão gia không phải là người chế ra những cỗ máy này” khiến - Lượng thêm một lần nữa bất ngờ.
Lượng bèn hỏi: “Mỗi lần tôi mở một cánh cửa, tôi lại gặp rắc rối với một cỗ máy kì lạ. Vậy tôi nên làm gì, với cánh cửa cuối cùng này”. Nhưng khi Lương đang do dự trước cánh cửa thứ tư thì cửa đột nhiên mở và bước ra là một người con gái… cao lớn, nhưng thần thái lại toát ra sự nhẹ nhàng, khoan thai. Khuôn mặt của nàng được che kín bởi một chiếc mặt nạ bằng gỗ mun.
Nữ nhân đeo mặt nạ quay sang hỏi người giúp việc: “Vị này là ai, tại sao lại vào được đây?”
Nghe vậy, Lượng vội cúi chào và trả lời: “Tôi là Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, tới từ Ngọa Long Cương. Hôm nay tôi đến đây theo lời mời của Hoàng lão tiên sinh”
Đáp lại sự cung kính của Lượng, nữ nhân đeo mặt nạ nói đúng 3 tiếng: “Mời ngài vào” rồi quay lưng đi thẳng vào cánh cửa thứ 4. Lượng dĩ nhiên, củng chỉ biết theo chân nữ nhân này mà bước tiếp. Qua cánh cửa này, Lượng mới gặp được Ngạn.
Ngạn dẫn Lượng lên lầu và ngay khi vừa yên vị, Lượng đã lập tức hỏi Ngạn về tác giả tạo ra những cỗ máy mà chàng mới đụng độ. Ngạn cười to và nói: “Đứa con gái xấu xí của tôi thật là biết tạo ra những thứ khiến người ta phát điên. Thật thất lễ quá. Thất lễ quá”
Sau khi nghe được câu trả lời từ Ngạn và biết được người phát minh ra những cỗ máy đó là Hoàng Nguyệt Ánh, Lượng đỏ mặt và tự trách mình “Khổng Minh ơi hỡi Khổng Minh. Hoàng lão gia đã có ý tốt, muốn tác hợp cho ngươi một người con gái tài năng kiệt xuất mà ngươi lại vì chuyện dung mạo bên ngoài mà xem thường họ, suýt chút nữa tự mình gạt đi mối nhân duyên Thiên ý này. Khổ Minh ngươi thật có mắt mà không tròng”
Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Ánh nên nghĩa vợ chồng có thể là chuyện lạ nhưng nó đúng với tính cánh và con người tài hoa của Lượng
Lượng lúc ấy chỉ biết thốt nên những lời thành thật từ đáy lòng với Ngạn: "Trí huệ của Hoàng Nguyệt Ánh tiểu thư thật vượt xa muôn người. Tôi thực sự ngưỡng mộ nàng"
Ngạn đáp: “Con gái tôi dung mạo xấu xí. Tôi đã cố gắng làm mối cho nó với một-ai-đó. Chỉ tiếc là họ không ưng…”. Lượng ngay lập tức cắt lời Ngạn khi cung kính quỳ xuống và nói: "Lượng tôi hôm nay tới đây, một lòng là để ra mắt… Nhạc phụ”.
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ binh pháp, Hoàng Nguyệt Anh, với cái tên cúng cơm A Sửu, theo học danh sư trên núi Thái Ất. Sau khi hoàn thành việc học nghệ, nàng được sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, trên có thêu hai chữ “Minh”, “Lượng” và dặn dò: “tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.
Điều đấy có nghĩa là Hoàng Nguyệt Ánh sớm đã chọn Lượng, khi danh tiếng của chàng tỏa đi khắp thành Nam Dương và cũng qua những câu chuyện về Lượng do chính cha Hoàng thừa Ngạn kể lại. Những cơ quan kỳ lạ và thử thách đặc biệt mà nàng bày ra trong lần đầu Lượng tới nhà, vì thế, có thể hiểu là cách để Nguyệt Anh “giới thiệu” mình với Lượng.
Nguyệt Ánh hiểu được Lượng là người duy nhất trong muôn người, có tầm vóc và tâm thế vượt xa mọi nam nhi tầm thường thời bấy giờ. Nên nàng đã dùng chính tài hoa xuất chúng của mình để có được trái tim của Lượng.