Dân Việt

Lưỡi đỏ tươi khi sốt, cảnh báo căn bệnh cực kỳ nguy hiểm

PHAN HẰNG ( Theo Dailystar) 22/03/2019 00:55 GMT+7
Sốt Scarlet là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra phát ban đỏ hồng. Đây là căn bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em, bố mẹ đặc biệt phải chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơn sốt.

Sốt Scarlet hay còn gọi là sốt ban đỏ, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 2-8. Tuy nhiên, người lớn ở mọi lứa tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Nhiễm trùng rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nó không còn là bản án tử nữa bởi nếu vệ sinh sạch sẽ hằng ngày và dùng kháng sinh sẽ có thể ngăn chặn được.

Một báo cáo vào giữa tháng 9.2018 của trang Sức khỏe cộng đồng Anh cho thấy, có 6.316 trường hợp sốt ban đỏ. Đáng lo ngại có 409 trường hợp được báo cáo vào cuối tháng 2.

Các triệu chứng của sốt ban đỏ là gì?

Sốt ban đỏ là một bệnh do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra, nó được tìm thấy trên da và trong cổ họng. Thông thường, các triệu chứng biểu hiện trong tuần đầu tiên nhiễm trùng.

Các dấu hiệu đầu tiên cần chú ý là đau họng, đau đầu, nhiệt độ cao (trên 38,3C) và các tuyến bị sưng ở cổ. Vi khuẩn sau đó sẽ gây ra một vết mẩn đỏ hoặc đỏ hồng khó chịu, có thể cảm thấy giống như giấy nhám.

img

Lưỡi đỏ như dâu tây cũng là một trong những triệu chứng có liên quan tới nhiễm trùng, làm cho lưỡi có thêm một lớp phủ màu trắng hình thành bên trên. Ngoài lưỡi, phát ban có thể sẽ bắt đầu ở ngực hoặc dạ dày, trước khi lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các vết mẩn ngứa thường không xuất nhưng nó có thể khiến má chuyển sang màu đỏ. Sau 2-7 ngày, phát ban thường sẽ biến mất, nhưng lưỡi có thể bị sưng trong một thời gian sau đó.

Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm: buồn nôn, ớn lạnh, đau họng và đau bụng.

Nguyên nhân bị sốt ban đỏ

Nguyên nhân có thể do hít phải vi khuẩn trong không khí do người bệnh hắt hơi. Nó cũng xảy ra bằng cách chạm vào da của người bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn, chẳng hạn như ghẻ lở…

Bệnh này dễ lây lan qua việc dùng chung khăn, bồn tắm, quần áo hoặc ga trải giường của người nhiễm bệnh.

Cách ngăn chặn

img

Khi một đứa trẻ bị sốt ban đỏ, bố mẹ nên ngăn ngừa bằng cách cách ly trẻ, không cho trẻ đến trường hoặc nơi có nhiều người. Điều này cần thực hiện trong ít nhất 24 tiếng đồng hồ sau khi bắt đầu điều trị. Trẻ em và người lớn nên che miệng khi hắt hơi và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế sử dụng đồ chung với người bị nhiễm bệnh.

Cách điều trị

Trong quá khứ sốt ban đỏ có thể gây tử vong, nhưng y học ngày càng phát triển, điều này không còn nữa. Bệnh này có thể được điều trị bằng kháng sinh, làm giảm các triệu chứng trong vòng 2 tuần.

Trong thời gian này, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và paracetamol để giảm đau.

Biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm như nhiễm trùng tai, áp xe họng, viêm phổi, viêm màng não hoặc sốt thấp khớp ...

Người đàn ông biến thành “quỷ dữ” chỉ sau một lần phát ban

Một người chơi kèn túi đã phải cắt cụt hết toàn bộ ngón tay và ngón chân của mình sau khi mắc phải một hội chứng...