Ấn Độ vượt trội hoàn toàn trước Pakistan về công nghệ tên lửa.
Theo Global News, Ấn Độ khi đó đã sẵn sàng phóng 6 tên lửa về phía lãnh thổ Pakistan. Islamabad tuyên bố đáp trả bằng số tên lửa “gấp 3 lần Ấn Độ”.
Không rõ các tên lửa mà phía Ấn Độ và Pakistand dự định sử dụng là loại nào, nhưng Ấn Độ có các loại tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân.
Ngược lại, Pakistan cho đến nay chưa thể tích hợp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Một khi hai cường quốc hạt nhân phóng tên lửa lẫn nhau thì đây có thể là dấu hiệu khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Theo Global News, nguồn tin chính phủ Pakistan và nhà ngoại giao phương Tây xác nhận thông tin rằng Ấn Độ sẵn sàng phóng 6 tên lửa. Nguồn tin không cho biết ai là người ra lệnh sẵn sàng tên lửa, nhưng nhấn mạnh rằng Pakistan cũng sẵn sàng đáp trả.
“Ấn Độ phóng một tên lửa thì chúng tôi đáp trả lại bằng 3 tên lửa. Dù Ấn Độ làm gì, chúng tôi sẽ đáp trả lại gấp 3 lần”, một bộ trưởng Pakistan tuyên bố.
Để tránh căng thẳng leo thang, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval để xoa dịu tình hình. Phía Mỹ cũng cảnh báo trừng phạt Pakistan nếu nước này còn tiếp tục sử dụng vũ khí Mỹ trong xung đột biên giới.
Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trong những ngày sau đó, cả Ấn Độ và Pakistan chỉ dùng đạn cối, đạn pháo tấn công lẫn nhau, mà không dùng đến các vũ khí hiện đại hơn.
Những bức ảnh vệ tinh thương mại chụp ở bãi thử tên lửa, phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên, cho thấy các hoạt động...