Tại triển lãm Sinh vật cảnh Dũng Tân năm 2019 (TP Sông Công, Thái Nguyên), cây khế “khủng”, dáng trực của ông Nguyễn Hồng Quang (TP Thái Nguyên) gây chú ý với người dân và giới chơi cây cảnh.
Cây cao 2m, đường kính gốc lên đến 60cm, tán rộng hơn 2m. Thân cây vững chãi, nổi u cục chứng tỏ cây nhiều năm tuổi.
Ông Quang cho biết, đã có người trả 1,6 tỷ đồng nhưng ông không bán vì cây khế cổ thụ này như “báu vật” trong nhà.
Kể về nguồn gốc của cây, ông Quang chia sẻ, cách đây 15 năm ông tình cờ mua được của những người dân tộc ở Thái Nguyên, lúc đó cây không có tay cành, chỉ có thân không
Sở dĩ cây nổi nhiều u cục nhìn rất đẹp là bởi những người dân tộc thường buộc trâu, bò vào cây chứ con người không thể tạo tác được.
Sau khi mua cây về, ông Quang bắt đầu nuôi tay, cành. Trải qua nhiều năm, mất rất nhiều công sức, tay cành mới đẹp được như vậy
Theo ông Quang, khế rất giòn nên khó uốn, ông phải nghiên cứu nhiều năm, dựa vào cả kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề chơi cây cảnh mới tạo ra được tay cành mềm mại.
Cây khế được đặt trong một chậu lớn. Chủ nhân của tác phẩm rất ít khi mang đi triển lãm bởi mang cây đi rất khó, việc cẩu lên cẩu xuống nếu không cẩn thận dễ làm gãy tay cành.
Hình ảnh cây khế tại vườn nhà ông Quang, mỗi một năm cây khế ra quả một lần
Tháng 7 – 8 Âm lịch hằng năm, cây khế bắt đầu ra hoa
Cây to, lùn nhưng sai trĩu quả. Tính ra phải 100kg quả/mùa, ông Quang cho biết