Kể từ cuối năm ngoái, Qualcomm đã giành được các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại Apple tại Trung Quốc, Đức và tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ đến ngày 26/3 thì Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) mới đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu Qualcomm có được trao lệnh cấm bán và nhập khẩu đối với một số mẫu iPhone của Apple tại Mỹ hay không.
Nhiều model iPhone có thể bị cấm bán tại Mỹ sau phán quyết ngày 26/3?
Vào tháng 9/2018, một thẩm phán ITC đã phán quyết rằng Apple vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm liên quna đến tính năng tiết kiệm năng lượng, nhưng từ chối ra lệnh cấm vì ông nói rằng nó sẽ gây hại cho cạnh tranh trên thị trường chip modem.
Nhưng các quy tắc của ITC yêu cầu toàn bộ ủy ban phải xem xét lại quyết định của Thẩm phán ITC Thomas Pender và phán quyết đó dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 26/3. Trong phiên điều trần ban đầu, Apple lập luận thành công rằng việc chặn nhập khẩu các mẫu iPhone có chứa chip modem Intel sẽ ngăn cản sự cạnh tranh giữa Intel và Qualcomm để phát triển 5G. Apple cũng đã tạo ra một cách giải quyết trong iOS để ngăn iPhone xâm phạm bằng sáng chế của Qualcomm. Trong khi đó, nhà sản xuất chip nói rằng cách giải quyết của Apple mâu thuẫn với lập luận trước đó của Apple.
Từ 2011-2015, Apple độc quyền sử dụng chip modem từ Qualcomm cho iPhone. Trong năm 2016-2017, Apple đã sử dụng chip modem của cả Qualcomm và Intel trước khi loại bỏ hoàn toàn Qualcomm khỏi các model năm ngoái. Rất nhiều vụ kiện mà Qualcomm nhắm vào Apple đã khiến Apple đưa ra quyết định đó. Về phần Intel, họ cho rằng nếu lệnh loại trừ được ban hành và trở thành quyết định cuối cùng, công ty sẽ buộc phải rời khỏi mảng kinh doanh chip modem.
Nếu ITC áp đặt lệnh cấm iPhone, tổng thống Mỹ có 60 ngày để xem xét quyết định. Nếu trong khoảng thời gian này, tổng thống đồng ý với mệnh lệnh hoặc không từ chối, lệnh sẽ trở thành quyết định cuối cùng. Không rõ ông Donald Trump sẽ làm gì nếu ITC có quy định ủng hộ lệnh cấm bán và nhập khẩu đối với iPhone. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Trump kêu gọi tẩy chay Apple vì không cho phép FBI mở chiếc iPhone 5c bị khóa thuộc về Syed Farook - nghi phạm khủng bố ở San Bernardino.
Qualcomm nhất quyết muốn ITC ban hành lệnh cấp iPhone sử dụng modem Intel tại thị trường Mỹ.
Ông Trump cũng đã chỉ trích Apple vì đã không chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ. Mặt khác, ông đã gặp CEO Tim Cook một vài lần và có thể cảm thấy cần phải bảo vệ một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của đất nước. Quyết định của ông Trump vào năm ngoái là bảo vệ nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc ZTE khỏi lệnh cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ do FTC đưa ra. Điều này khiến ông khó có thể ký vào lệnh cấm sản phẩm Apple từ ITC.
Bản thân Trump là một người dùng iPhone và có 2 thiết bị riêng. Một sản phẩm không xác định được dùng để viết tweet cũng như tải một số ứng dụng cung cấp tin tức cho tổng thống. Chiếc iPhone thứ hai chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi.
Nói về ITC và Qualcomm, báo cáo của Reuters cho thấy ITC đã đồng ý nghe yêu cầu bồi thường từ một công ty có tên là Innovative Foundry Technologies LLC. Công ty có trụ sở tại New Hampshire cáo buộc rằng Qualcomm, MediaTek và các nhà sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Trung Quốc sử dụng chip từ họ đã vi phạm bằng sáng chế. Những bằng sáng chế này liên quan đến việc thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Bên cạnh việc tổ chức các phiên điều trần dựa trên những tuyên bố này, ITC đã bắt đầu điều tra vấn đề này. Ủy ban vẫn chưa công bố ngày mà phiên điều trần sẽ bắt đầu.
Apple lại một lần nữa lao đao vì lệnh cấm bán hàng loạt các mẫu iPhone tại thị trường Trung Quốc.