Chấm dứt tình trạng tuyển sinh như chơi chứng khoán
Khác với các năm trước, năm nay Sở GD-ĐT Hà Nội sau khi có kết quả thi sẽ công bố dự kiến điểm chuẩn.
Theo đó, Sở GD-ĐT sẽ cung cấp cho từng trường phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn; tiếp theo sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn, công bố điểm của học sinh và điểm chuẩn cùng một thời điểm (trước 1 ngày đợt tuyển sinh thứ nhất).
Khác với các năm trước, năm nay Sở GD-ĐT Hà Nội sau khi có kết quả thi sẽ công bố dự kiến điểm chuẩn.
Điều này nhằm chấm dứt tình trạng tuyển sinh 10 như chơi chứng khoán trong năm 2018, trong đó một phần nguyên nhân do phụ huynh và học sinh không biết về mặt bằng điểm thi để có thể dự kiến được điểm chuẩn.
Ngoài ra, trường ngoài công lập phải công khai số học sinh trúng tuyển. Theo đó, đối với các trường ngoài công lập có số lượng học sinh dự tuyển quá chỉ tiêu quy định, hội đồng tuyển sinh nhà trường có trách nhiệm duyệt số học sinh trúng tuyển đúng theo chỉ tiêu được giao căn cứ vào điểm xét tuyển của học sinh và thông báo công khai số học sinh trúng tuyển.
Xóa bỏ chế độ cộng điểm
Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định, năm học này sẽ xóa bỏ toàn bộ chế độ cộng điểm khuyến khích, kể cả học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông ở cấp THCS cũng chỉ được dùng để xét tốt nghiệp, chứ không được cộng điểm khuyến khích vào lớp 10 như các năm trước.
Chế độ tuyển thẳng cũng được thu hẹp đối tượng theo đúng văn bản quy định của Bộ và của Sở GD-ĐT Hà Nội. Với những học sinh được tuyển thẳng, thay vì chỉ cần có xác nhận tạm trú trong khu vực tuyển sinh có trường THPT mà học sinh đó lựa chọn, như các năm trước, thì từ năm tới học sinh hoặc bố mẹ học sinh phải có hộ khẩu thường trú.
Cụ thể, học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú. Nếu là trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập không phân biệt khu vực tuyển sinh. Trường hợp học sinh đủ điều kiện mà không có nguyện vọng tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
4 môn thi bắt buộc
Thay vì có 2 môn là ngữ văn và toán như các năm trước, năm nay có 4 môn thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử trong 2 ngày từ 2 và 3/6.
Trong 4 bài thi, Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm. Riêng ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Tất cả học sinh đều phải đăng ký và dự thi Ngoại ngữ, trừ số học sinh hưởng chế độ tuyển thẳng.
Học sinh có thể đăng ký ngoại ngữ bất kỳ trong số: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, không bắt buộc phải là môn ngoại ngữ đang theo học ở bậc THCS.
Bắt buộc xác nhận nhập học
Điểm mới trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 tại Hà Nội là sau khi trúng tuyển, học sinh bắt buộc phải làm thủ tục xác nhận nhập học khi có nguyện vọng theo học.
Học sinh muốn theo học ở nguyện vọng nào phải thực hiện thao tác xác nhận nhập học, nếu không làm thủ tục này sẽ không được tuyển sinh vào trường.
Có thể xác nhận nhập học trực tuyến
Học sinh có thể xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.
Nếu thí sinh xác nhận nhập học trực tiếp, các em mang bản sao Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 đến nộp trực tiếp tại trường nơi mình trúng tuyển. Trong trường hợp học sinh muốn thay đổi nguyện vọng trúng tuyển, học sinh phải liên hệ với nhà trường đã xác nhận trúng tuyển để hủy kết quả trước khi làm thủ tục nhập học ở trường mới.
Nếu các em xác nhận nhập học trực tuyến, thì thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản sổ liên lạc điện tử (tài khoản và mật khẩu được nhà trường cung cấp. Tại đây sẽ hiện ra các nguyện vọng mà học sinh trúng tuyển, học sinh chọn trường học mà mình trúng tuyển và in hoặc lưu giấy xác nhận.
Trong quá trình xác nhận nhập học trực tuyến, học sinh có thể thay đổi nguyện vọng trúng tuyển (với trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng). Sau 24h ngày 22/6, mọi sự điều chỉnh của thí sinh sẽ không có hiệu lực.
Từ năm học 2019 – 2020, tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội sẽ không còn điểm cộng cho học sinh có chứng chỉ học nghề,...