Điều này có vẻ chẳng logic gì. Nhưng trên thực tế các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để hiểu nguyên nhân tại sao những đứa con lớn có thể bị thừa cân sau khi có em.
Một nghiên cứu được thực hiện với 13.406 cặp anh chị em Thụy Điển sinh từ năm 1991 đến năm 2009 cho thấy những đứa con đầu lòng có chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) lớn hơn và có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Theo nghiên cứu, con đầu lòng khi mới sinh thường nhẹ hơn một chút so với cân nặng của các em nhưng khi lớn lên họ có chỉ số BMI cao hơn 2,4%.
Trên hết, nghiên cứu cùng phát hiện ra rằng anh chị lớn có khả năng thừa cân cao hơn 29% so với các em. Chúng cũng có nhiều khả năng bị béo phì cao hơn 40%.
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Thuyết khoa học của Giáo sư Wayne Cutfield từ Viện Liggins tại Đại học Auckland cho biết các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi dường như mỏng hơn một chút trong trường hợp mang thai lần đầu, làm giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khiến bé có nguy cơ lưu trữ nhiều chất béo hơn và có insulin hoạt động kém hiệu quả về sau.
Một lý thuyết về văn hóa của Tiến sĩ Maria Peña, Giám đốc Trung tâm Quản lý Cân nặng tại Bệnh viện Lenox Hill ở Thành phố New York lại cho rằng các bà mẹ có khả năng cho đứa con đầu lòng ăn quá nhiều so với những đứa con sau này để đảm bảo cân nặng khỏe mạnh. Thói quen ăn uống này có thể gắn bó suốt cuộc đời của chúng.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, có lẽ con đầu lòng cạnh tranh với em của mình trong việc tranh giành đồ ăn. Và thói quen ăn nhiều từ khi còn bé đến lúc lớn hơn đã khiến khiến những anh/chị cả ngày có nguy cơ béo phì hơn so với các em chúng.
Theo nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế, tình trạng béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó hai nhóm nguyên...