Thanh Thánh Tổ (4.5.1654 – 20.12.1722), Hãn hiệu Ân Hách A Mộc Cổ Lãng hãn là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, và là Hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến khi qua đời vào năm 1722, tổng cộng là 61 năm. Ông có niên hiệu là Khang Hi, nên thường được gọi là Khang Hi Đế.
Cuộc chiến tranh ngôi kế vị Khang Hi Đế
Trong lịch sử triều Thanh, Khang Hi Đế là vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.
Vua Khang Hi - một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc
Khang Hi có tổng cộng 55 người con, 54 con ruột và 1 con con nuôi – dưỡng nữ Cổ Luân Thuần Hi Công chú. Trong 55 người con ruột, loại trừ các công chúa và những Hoàng tử chết yểu, chỉ có 20 người con trai sống đến tuổi trường thảnh dưới thời Khang Hi Đế. Bao hồm Dận Thì, Dân Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Kì, Dận Hựu, Dận Tự, Dận Đường, Dận Ngã, Dận Đào, Dận Tường, Dận Đề, Dận Vu, Dận Lộc, Dận Lễ, Dận Vi, Dận Hi, Dận Hỗ, Dận Kì và Dận Bí,.
Sau khi 4 người con trai đầu tiên của Khang Hi Đế chết yểu, Dận Thì được chỉ định là "Hoàng trưởng tử", là người con trai cả tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Khang Hi. Mẹ của Dận Thì là Huệ phi, là một trong những phi tần đầu tiên của Khang Hi Đế.
Dận Nhưng là Hoảng tử thứ hai, nhưng là con của Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu, cũng là hoàng tử đích duy nhất của Khang Hi Đế, nên được phong làm Thái tử từ nhỏ. Tuy nhiên, do Dận Nhưng đạo đức kém, tính tình xấu xa lại đam mê tửu sắc quá đà nên hai lần bị KHang Hi phế bỏ ngôi vị Thái Tử.
Ngôi thái tử sau đó bỏ trống dẫn tới việc các Hoàng tử kéo bè kết cánh, mưu hại lẫn nhau, để tranh giành ngôi thừa kế. Trong số những ứng viên hàng đầu cho ngôi vị Thái tử, sau này nối ngôi Khang Hi Đế, nổi bật nhất là 5 Hoàng tử: Đại A ca Dận Thì, Tam A ca Dận Chỉ, Tứ A ca Dận Chân (chính là Ung Chính Đế sau này), Bát A ca Dận Tự và Thập tứ A ca Dận Đề.
Cuộc chiến tranh ngôi thái tử kế vị Khang Hi Đế được biết đến với tên gọi kinh điển "Cửu tử đoạt đích"
Điều đáng nói, người mà Khang Hi đánh giá cao tài năng và đức độ nhất, Tam A ca Dận Chỉ, lại là “ứng viên” duy nhất không có dã tâm tranh ngôi đoạt vị. Dận Chỉ là con trai duy nhất sống tới tuổi trưởng thành của Vinh Phi Mã Giai Thị, một trong những Phi tần đầu tiên của Khang Hi.
Bi kịch của Hoàng tử tài năng và đức độ nhất
Theo sử sách thì Dận Chỉ là người đa tài có học thức uyên thâm. Ông tinh thông lịch pháp, số học, còn được giao biên tập điển tịch như “Luật lịch uyên nguyên”, “Cổ kim đồ thư tập thành". Khang Hi Đế không chỉ yêu quý mà còn đánh giá rất cao tài năng của Dận Chỉ.
Joachim Bouvet đã một lần đề cập trong một bức thư gửi cho vua Louis XIV rằng đích thân Khang Hi Đế là người đã dạy dỗ vị Dận Chỉ, có lẽ một phần cũng bởi ông thấy Tam A ca là người có nhiều phẩm chất giống mình hơn tất cả.
Dận Chỉ cũng được biết đến với tài thư pháp của mình qua bài thơ do chính ông khắc lên mộ của cha mình tại Cảnh lăng. Năm 1698, Dận Chỉ được phong Thành Quận vương khi 21 tuổi. Năm 1709, Dận Chỉ được tấn phong Thành Thân vương.
Tam A ca Dận Chỉ tài ba lỗi lạc nhưng lại không có tham vọng tranh vị.
Năm 1722, Khang Hi Đế băng hà, Tứ A Ca Dận Chân kế vị, lấy hiệu Ung Chính. Dù không bao giờ cho thấy ý định tranh vị, cũng là Hoàng tử duy nhất tham gia bất kì phe cánh nào trong cuộc chiến “Cửu tử đoạt đích” kinh điển giữa những con trai của Khang Hi Đế nhưng Dận Chỉ vẫn không thể tránh khỏi liên lụy.
Sau khi chính đăng cơ, Ung Chính Đế bắt đầu thực hiện hàng loạt kế sách nhằm “triệt hạ” những Hoàng tử từng đua tranh ngôi kế vị Hoàng đế. Dận Thì, Đại Hoàng tử tiếp tục bị giam cầm tại gia. Dận Nhưng, Phế Thái tử mất tại nơi biệt giam 2 năm sau khi Ung Chính Đế lên ngôi.
Dận Tự, người nắm giữ chức Thượng thư Bộ Công, và tước Liêm Thân vương, bị Ung Chính cho người kiểm soát chặt chẽ. Dận Đường được cử tới Thanh Hải để hỗ trợ quân đội, nhưng thực chất là chịu sự “giam lỏng” bởi tướng quân Niên Canh Nghiêu - thuộc hạ Ung Chính. Dận Ngã bị tước bỏ mọi quyền vị vào tháng 5.1724, và bị đày tới vùng Nội Mông. Dận Đề, em ruột của Ung Chính, bị đày đến canh tẩm lăng của Tiên hoàng.
Nhưng kết cục ông vẫn không tránh khỏi việc bị đày đọa và chết trong uất ức sau khi Ung Chính lên ngôi
Dĩ nhiên, Dận Chỉ, người được vua cha Khang Hi vô cùng yêu thích làm sao tránh khỏi ngoại lệ. Lấy lý do “Dận Chỉ cùng Thái tử (Dận Nhưng) lúc sinh thời rất thân thiết”, Ung Chính đã đày Chỉ ra Cảnh lăng để trông coi mộ vua cha Khang Hi. Từ một Hoàng tử, Dận Chỉ bị… sung vào quân ngũ, trở thành cảnh vệ cho lăng mộ Hoàng đế.
Năm 1728, Ung Chính Đế phục vị Thành Thân vương cho Dận Chỉ. Nhưng tới năm 1730, Ung Chính Đế thêm một lần nữa tước hết tước vị của Dận Chỉ và giam lỏng ông tại Vĩnh An Đình, Cảnh Sơn. Năm 1732, Dận Chỉ qua đời tại nơi giam giữ này trong bệnh tật và uất ức, hưởng dương 55 tuổi.