Dạy con sự tử tế, lịch sự từ những từ đơn giản
Con của bạn sẽ học mọi điều tốt nhất thông qua trò chơi. Vì vậy, cha mẹ hãy dùng những con rối, đồ chơi nhồi bông để tạo ra các tình huống trong đó trẻ sẽ dùng các cụm từ thể hiện sự lịch sự, nói lời càm ơn... Cha mẹ đừng nản vì phải mất một thời gian dài để con hiểu hết những điều này. Khi trẻ được 18 tháng, con bạn có thể nói được những từ lịch sự đó, nhưng để hiểu hết ý nghĩa đằng sau có thể phải đợi đến khi 3 tuổi.
Dạy con cách xin lỗi
Cảm giác có lỗi và xấu hổ là 2 cảm xúc khiến con bạn không thừa nhận lỗi lầm. Cha mẹ cần trấn an con về việc phạm lỗi lầm là hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng quan trọng là phải nhận ra lỗi sai và xin lỗi. Con cần biết nói xin lỗi và mong được tha thứ khi đánh ai đó hay va vào người khác...
Dạy con không mắc lại những sai lầm
Việc xin lỗi giúp mọi người thấy con bạn thật sự đáng tin và trung thực. Nhưng cha mẹ hãy nhắc nhở con của bạn điều này chỉ có tác dụng nếu trẻ không lặp lại lỗi sai. Điều này tránh để trẻ nghĩ cứ làm hành động sai rồi đưa ra lời xin lỗi là xong. Trẻ cần hiểu nếu nói xin lỗi nhiều lần sẽ khiến mọi người nghĩ đó chỉ là câu nói cửa miệng mà thôi.
Yêu cầu con tự dọn bát đĩa của trẻ sau khi ăn
Cha mẹ cần hướng dẫn con mang bát, đũa, thìa mà trẻ ăn vào bồn rửa sau khi ăn. Phụ huynh có thể chọn bát đĩa làm chất liệu nhẹ giúp trẻ dễ dàng cầm hơn. Nếu các vật này quá nặng có thể khiến trẻ khó cầm khi dọn. Cha mẹ có thể dạy cho con dọn đồ chơi sau khi chơi và đặt giày vào tủ giày sau khi vào nhà.
Chia sẻ với bạn bè
Khi phụ huynh cùng đưa con đến chơi với nhau là cách để trẻ học cách giao tiếp một cách độc lập. Cha mẹ nên hướng dẫn con chia sẻ đồ chơi cùng bạn bè và thay phiên nhau chơi đồ chơi, không tranh giành. Điều này dạy cho con hiểu về sự công bằng và cũng là cách để con và bạn bè khác cùng chơi các trò chơi với nhau
Dùng lý trí kiểm soát sự hung hăng
Nếu con bạn có xu hướng hung hăng thì trước khi đến nơi đông người hoặc chơi với bạn bè, cha mẹ cần cảnh báo cho trẻ về việc không tha thứ cho việc đánh bạn hay gây sự với ai. Nếu vấn đề này xảy ra, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà ngay. Cha mẹ cần kiên quyết, nếu không trẻ sẽ nghĩ là trò đùa và thiếu nghiêm túc.
Rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe
Trẻ em ồn ào, nghịch ngợm, điều này khiến cho con bạn không chịu nghe lời chỉ bảo của cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh cần rèn kỹ năng lắng nghe cho bé. Cha mẹ cần phải chú ý và lắng nghe khi con nói. Bên cạnh đó, bạn cần cho con khoảng thời gian để trẻ bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Ở lứa tuổi của con, trẻ có vốn từ hạn chế, vì vậy bạn phải kiên nhẫn khi trẻ đang cố gắng tìm các từ thích hợp để giải thích. Nếu như cha mẹ không lắng nghe con sẽ khiến cho bé cảm thấy không được coi trọng ý kiến. Khi đó, trẻ sẽ không chú ý và gây phiền nhiễu khi bạn nói. Cha mẹ cần chỉ rõ cho con thấy việc không lắng nghe người khác là bất lịch sự.
Để con tự giới thiệu khi gặp mọi người
Đây có lẽ là thử thách cho những đứa trẻ thường ngại ngùng trước người lạ. Cha mẹ cần giúp con quen với việc giới thiệu bản thân. Phụ huynh có thể để con tự trò chuyện trước một con thú nhồi bông với các thông tin như tên, tuổi, sở thích...nhằm làm quen dần sau đó không ngai ngùng khi gặp mọi người.
Trước 9 tuổi, trẻ cần học hỏi những kỹ năng sống cơ bản và tự làm một số việc để dần hình thành...