Ông Lê Minh, chủ vườn cây cảnh lớn ở Sapa (Lào Cai) cho biết, đây là một trong những cây quý nhất trong vườn của mình. Hằng năm, có rất nhiều khách trong đó có cả khách từ Hồng Kông, Nhật Bản đến thăm vườn và muốn mua bởi đây là cây thạch lựu lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại.
Cây lựu được mệnh danh là "lựu hoàng đế" của ông Minh
Ông Minh chia sẻ, đây là cây lựu được một người H’Mông phát hiện ra trên núi đá ở Tây Bắc giáp Lào. Thời điểm đó (2010), những người dân tộc đã phát hiện khoảng hơn chục cây thạch lựu nằm trên một ngọn núi, họ bứng gốc cây về nhưng do không có kinh nghiệm nên làm chết mất 2-3 cây.
Do không bứng (đánh gốc) được cây nên họ gọi ông Minh đến. Với kinh nghiệm của mình, ông Minh thấy rằng nếu đánh cây về ngay cây sẽ chết nên ông áp dụng biện pháp cổ đại kết hợp hiện đại. Trong 10 cây đó đa số có đường kính gốc khoảng 10-15cm, duy nhất có cây này đường kính lớn hơn hẳn.
“Khi nhìn thấy cây lựu này tôi ngạc nhiên bởi từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây nào lớn như vậy. Cây có chiều cao 2,5m, tán rộng tới 3m, đường kính gốc lên tới 80cm. Phần thân cây có những vết vằn vện xoắn vào nhau như hóa lũa” ông Minh nói. Tuy nhiên, ông cho hay, việc đưa cây về vườn không phải dễ dàng vì cây nằm trên đỉnh núi đá.
Trải qua các trận phong ba bão táp, thân cây nhiều phần bị mục, lũa.
Ông Minh kể, năm đầu tiên chúng tôi vạch toàn bộ rễ hướng đông, sau đó cắt rễ cái và lấp đất lên. Một năm sau, chúng tôi lại vạch rễ hướng tây và cắt rễ sau đó truyền dịch cho cây đều đặn trong suốt 2 năm trời. Ông lấy kim cắm truyền dịch thẳng cho cây như truyền đạm cho người bệnh. Mỗi bịch truyền có giá tới 200.000 đồng. Đến năm 2012, cây bắt đầu hồi phục, ra rễ phụ sau khi bị cắt rễ chính đi
Năm 2013, hoàn thành việc đốn tỉa rễ, ông bắt đầu bứng cây đem về Sapa. Quá trình vận chuyển cây cũng không dễ dàng gì, ông phải thuê cả chục người thợ khiêng cây đưa từ vách đá xuống dưới đường lớn mất tới 10 ngày liên tục.
Sau 6 năm đưa về Sapa trồng trong chậu cảnh đặt ở khu vườn cây cảnh trong nhà, cây lựu đã phát triển tốt, cho hoa và quả đều đặn mỗi năm. Đặc biệt, quả có 3 loại, quả màu trắng, quả màu xanh và quả màu đỏ, quả lựu khi chín vỏ đỏ, hạt lựu cũng rất đỏ, ăn cực kỳ thơm ngon chứ không như lựu bình thường.
Cây cao 2,5m, đường kính gốc lên đến 85cm, tán rộng 3m. Cây có 3 loại quả màu khác nhau gồm quả trắng, xanh và đỏ
Hiện tại, cây có đường kính gốc hơn 80cm, hằng năm có rất nhiều khách trong và ngoài nước đến thăm quan trong đó có những vị khách từ Hồng Kông, Nhật Bản sang thăm và muốn mua về nhân giống nhưng ông Minh chưa bán.
Hằng năm, ông Minh cấy thêm những mầm nhỏ gần những chỗ thân cây mục để tạo một lớp vỏ mới
Ông Minh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đây là cây thạch lưu lớn nhất thế giới vì trong sách Guinness chưa có cây nào lớn như thế. Lựu ở Việt Nam hiện giờ thường chỉ có đường kính gốc dưới 20cm, loại 30-40cm cực kỳ hiếm. Bên Trung Quốc ông cũng đã đi nhiều, cây đường kính gốc lớn nhất ở bên đó ông thấy mới lên tới 40cm. Một số khách tới xem và có ý mua cây lựu này đều gọi cây là “lựu hoàng đế”.
Bệ rễ cổ quái, rêu phong, mốc thếch như kiểu hóa lũa vì nằm trên một đỉnh núi, chất dinh dưỡng nuôi cây không có
“Mỗi năm, chúng tôi nhân giống từ các cành của cây được khoảng 1000 cây nhỏ. Đây là nguồn giống quý hiếm. Một năm chúng tôi nuôi cái mầm con đi theo vết, cây mầm 2-3 năm ôm vỏ tạo thành những lớp vỏ mới ôm những đoạn cây mục nên cây nhìn rất khỏe”, ông Minh cho hay.
Hiện đã có khách trả 3,2 tỷ đồng nhưng ông Minh chưa bán
Chủ nhân của cây lựu cổ cho biết: “Đã có khách trả 3,2 tỷ đồng rồi nhưng tôi không bán, phải 3,6 tỷ tôi mới bán nhưng nếu bán đi thì tiếc vì cây này không những là cây cổ, nó còn là giống lựu quý và cho quả thơm ngon nên tôi muốn giữ lại chơi”.
Cây lựu ăn quả có tuổi đời 300 năm của một đại gia Sapa có tiếng trong giới chơi cây cảnh đang được rao bán gần 1...